Bài 29: Động từ trong tiếng Đức

2 phút Động từ là một loại từ khiến cho tiếng Đức khác hẳn với tiếng Việt hay tiếng Anh. Tại sao lại như vậy?

Động từ trong tiếng Đức

Động từ trong tiếng Đức

2 phút

Động từ là một loại từ khiến cho tiếng Đức khác hẳn với tiếng Việt hay tiếng Anh. Tại sao lại như vậy? Hãy cùng CLB Tiếng Đức Việt Đức tìm hiểu trong bài dưới đây.

Động từ là gì?

Động từ hiểu một cách đơn giản nhất đó là những từ động đậy. 😀 Đây là cách hiểu không mang tính học thuật, giúp cho các bạn mới học tiếng Đức nhanh chóng hiểu sơ qua được những khái niệm cơ bản nhất. Theo thời gian, chúng ta sẽ có những định nghĩa đầy đủ hơn về nó. Còn bây giờ hãy tạm chấp nhận định nghĩa này các bạn nhé.

Đặc điểm của động từ

Động từ tiếng Đức có những đặc điểm quan trọng sau đây:

  • 90% động từ nguyên thể có đuôi „en“, tuy nhiên, điều ngược lại không đúng. Không phải từ nào có đuôi „en“ cũng là động từ.
  • 10% động từ nguyên thể còn lại có đuôi „n“.
  • Động từ nguyên thể trong tiếng Đức chỉ có duy nhất hai đuôi kể trên.
  • Động từ nguyên thể có thể biến thành danh từ bằng cách viết hoa lên, và luôn có giống trung (das)
  • Động từ có thể biến thành tính từ bằng cách chuyển chúng thành phân từ I hay phân từ II
  • Phân từ I, phân từ II cũng có thể biến thành danh từ

Các vấn đề cần quan tâm đến động từ

Vấn đề quan trọng nhất mà bạn cần phải nhớ khi sử dụng động từ, đó chính là:

Thì động từ

  • Thời gian mà động từ đó xảy ra, hay thường được gọi là thì của động từ. Có nghĩa là bạn luôn phải chia động từ.

Động từ nguyên thể

  • là động từ bạn thấy khi tra từ điển hay học từ mới.

Vị trí động từ

  • Trong câu trần thuật, động từ luôn ở vị trí số 2 hoặc số 4 (cuối cùng). Vị trí này là qui ước của CLB Tiếng Đức Việt Đức, các bạn tìm đọc các bài về hướng dẫn đặt câu để hiểu rõ hơn.
  • Trong mệnh đề, động từ luôn đứng ở vị trí số 4 (cuối mệnh đề)

Đối với các bạn đang học A1, thì hiểu một cách đơn giản nhất là:

  • Nếu trong câu có một động từ thì nó phải đứng ở vị trí thứ hai.
  • Nếu có hai động từ thì một đứng thứ hai, một đứng thứ 4 (cuối cùng).

Tất nhiên qui tắc này không phải lúc nào cũng đúng khi các bạn học lên cao hơn. Nhưng với trình độ A1 các bạn chỉ cần hiểu đơn giản như vậy là đủ.

Ví dụ:

  • Tiếng Việt nói: „hôm nay tôi đi học tiếng Đức.“ thì người Đức sẽ nói: „hôm nay đi tôi tiếng Đức học.“ (một động từ ở vị trí số 2 và một động từ ở vị trí cuối cùng.)

Không nên viết một câu tiếng Đức có quá nhiều động từ vì như các bạn thấy, vị trí của động từ trong câu rất là chặt chẽ. Nếu bạn viết nhiều động từ trong một câu bạn rất có thể sẽ bị sai ngữ pháp.

Cách tốt nhất bạn hãy tách một câu tiếng Việt có nhiều động từ ra thành nhiều câu.

Ví dụ câu tiếng Việt:

  • „Tuần trước tôi đi Berlin để ăn cưới cô bạn thân.“

Bạn có thể tách câu này ra thành:

  • Tuần trước, tôi đi Berlin.
  • Cô bạn thân của tôi của đám cưới.
  • Chúng tôi tham dự đám cưới một cách rất vui vẻ.

Vị trí trong câu của động từ

Ở phần này, chúng ta nói rõ hơn vị trí cơ bản của động từ trong câu, hoặc mệnh đề.

 1234
  động từ1 động từ2
Trần thuậtTôiđi1tiếng Đứchọc2.
Hỏi ja/nein Đi1tôi tiếng Đứchọc2?
Hỏi W-FragenKhi nàođi1tôi tiếng Đứchọc2?
Mệnh đề tôi tiếng Đứchọc2 đi1,

Lưu ý: Ở bảng trên, từ „vì“ được gọi là „liên từ.“ Chúng ta cần học thuộc các liên từ này để đặt vị trí động từ cho đúng.

Phân loại động từ

Động từ trong tiếng Đức có các loại sau:

  • Ba trợ động từ: sein, haben, werden
  • 6 + 1 động từ khuyết thiếu: möchten (thích), mögen (thích), wollen (muốn), müssen (phải), können (chỉ khả năng), dürfen (chỉ sử cho phép), sollen (rủ rê, khuyên nhủ)
  • Động từ phản thân
  • Động từ tách
  • Động từ thường
  • Hai loại phân từ: phân từ I, phân từ II
  • Động từ đi với giới từ
  • Động từ đi với cách 1
  • Động từ đi với cách 2
  • Động từ đi với cách 3
  • Động từ đi với cách 4
  • Động từ đi trực tiếp với động từ nguyên thể
  • Động từ trong cấu trúc nguyên thể có „zu“
  • Động từ đi với chủ ngữ giả
  • Động từ kết hợp với danh từ

Thời gian của động từ

Thời gian của động từ được chia làm hai loại:

Thời gian thực tế có 6 thì:

Thời gian giả định có 8 thì:

  • Giả định I hiện tại
  • Giả định I quá khứ
  • Giả định I tương lai
  • Giả định I tương lai hoàn thành
  • Giả định II hiện tại
  • Giả định II quá khứ
  • Giả định II tương lai
  • Giả định II tương lai hoàn thành

Hai hình thức của động từ

Động từ có hai hình thức, đó là:

  • Thể chủ động
  • Thể bị động

Bài viết bạn có thể thích:

Bài 14: Những lỗi phát âm tiếng Đức người Việt hay mắc phải
Có một số lỗi phát âm tiếng Đức mà người Việt rất hay mắc. Bạn có mắc lỗi nào không? Đọc xem mình mắc bao nhiêu lỗi rồi sửa ngay nhé.
Tình huống ở cửa hải quan trong tiếng Đức
Nói chuyện với hải quan là một trong những điều mà ai cũng bắt buộc phải trải qua trước khi chính thức đặt chân vào nước Đức. Hãy cùng CLB Tiếng Đức Việt Đức tìm hiểu tình huống này nhé.
Bài 32: Động từ tách trong tiếng Đức
Động từ tách là một trong những đặc trưng rất thú vị trong tiếng Đức. Và khi tìm hiểu chúng xong, các bạn càng cảm thấy thêm yêu tiếng Đức hơn.
Mẫu câu tiếng Đức theo chủ đề gia đình và con cái
Chủ đề Familie und Kinder là một trong những chủ đề quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Nó cũng là một trong những chủ đề mà đi thi bạn thường gặp phải.
Từ vựng tiếng Đức theo chủ đề động từ cơ bản
Bài này chúng ta sẽ làm quen với 12 động từ cơ bản nhất mà trong cuộc sống chúng ta rất hay sử dụng.
200 tính từ tiếng Đức quan trọng nhất từ A1 đến B1
Tính từ là một từ loại quan trọng trong bất cứ ngôn ngữ nào. Nếu vốn tính từ của bạn nhiều thì bạn sẽ có thể sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt, tinh tế và giàu sức biểu cảm hơn.
Bài 31: Động từ phản thân trong tiếng Đức
Động từ phản thân trong tiếng Đức là một trong những vấn đề ngữ pháp khá thú vị mà các bạn chưa từng thấy trong tiếng Việt cũng như tiếng Anh.
Bài 53: Phương pháp luyện nghe tiếng Đức
Kinh nghiệm luyện nghe tiếng Đức mỗi ngày một tốt hơn. Kinh nghiệm do những người học tiếng Đức lâu năm chia sẻ. Làm chủ kĩ năng nghe sau khi đọc.
Từ vựng: Trong lớp học tiếng Đức
Tổng hợp từ vựng tiếng Đức hay dùng trong lớp học tiếng Đức. Đây là phần rất quan trọng, giúp bạn hiểu được yêu cầu trong sách, và của giáo viên.

Bạn thấy bài viết này hữu ích không?

5 3 phiếu
Bình chọn bài viết
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội dung cụ thể
Tất cả bình luận

Có thể bạn đã bỏ qua

0
Đừng quên chia sẻ ý kiến về bài viết này nhé!x
Buy Website Traffic