Bài 36: Thì quá khứ hoàn thành trong tiếng Đức – das Plusquamperfekt

0 4148

4 phút Thì quá khứ hoàn thành trong tiếng Đức dùng để chỉ quá khứ có đúng không? Không đúng hoàn toàn. Hãy đọc bài này ngay để biết vì sao bạn nhé.

Thì quá khứ hoàn thành trong tiếng Đức

Thì quá khứ hoàn thành trong tiếng Đức

4 phút

Thì quá khứ hoàn thành trong tiếng Đức thường được gọi là „das Plusquamperfekt“. Đây là một thì được sử dụng khá ít, do đó nhiều người học rất hay nhầm lẫn bởi cái tên của nó nên khi miêu tả một hành động trong hiện tại họ dùng thì „hiện tại hoàn thành“, và dùng thì „quá khứ hoàn thành“ để miêu tả một hành động trong quá khứ. Đây là cách sử dụng hoàn toàn sai lầm.

Hãy cùng CLB Tiếng Đức Việt Đức tìm hiểu thật kĩ về thì quá khứ hoàn thành này các bạn nhé.

Cách dùng

  • Thì quá khứ hoàn thành được dùng để miêu tả một hành động xảy ra trước một hành động trong quá khứ khác. Với mục đích nhấn mạnh sự xảy ra trước sau giữa hai động từ. Ví dụ: „Hôm qua, sau khi ăn xong, tôi uống bia.“ Lúc này, động từ „ăn“ xảy ra trước động từ „uống“, do vậy, động từ „ăn“ xảy ra trước sẽ được chia ở thì quá khứ hoàn thành, còn động từ „uống“ xảy ra sau sẽ được chia ở thì quá khứ thường, hoặc hiện tại hoàn thành. Và đây cũng là cách dùng thường được dùng nhất của thì này.
  • Khi ta chỉ đơn giản liệt kê các hành động đã xảy ra trong quá khứ, mà không có ý so sánh chúng với nhau, thì đơn giản chỉ cần dùng thì quá khứ thường hoặc hiện tại hoàn thành. Ví dụ: Hôm qua, tôi về nhà lúc 7 giờ, mở cửa, bước vào, ngồi xuống bàn ăn và ăn tối. Trong câu này, mặc dù xảy ra một loạt các hành động, có trước có sau, nhưng ta không có nhu cầu so sánh chúng với nhau, nên đơn giản ta chia chúng ở thì „hiện tại hoàn thành“ hoặc „quá khứ thường“ mà không phải là thì „quá khứ hoàn thành.“
  • Thì quá khứ hoàn thành thường được sử dụng với các từ „bevor“: trước khi, và „nachdem“: sau khi.

Ví dụ:

  • Nachdem Petra die Wäsche gewaschen hatte, ist sie ins Café gegangen. | Sau khi Petra giặt xong quần áo [xảy ra trước, quá khứ hoàn thành], cô ta đi uống cà phê. [xảy ra sau, hiện tại hoàn thành/quá khứ thường]
  • Bevor wir meine Tante besuchten, hatten wir drei Tage in Berlin verbracht. | Trước khi chúng tôi thăm dì mình [xảy ra sau, quá khứ thường/hiện tại hoàn thành], chúng tôi đã ở Berlin trong ba ngày. [xảy ra trước, quá khứ hoàn thành]

Cách chia

01234
  sein/haben phân từ hai.

Như ở bảng trên, các bạn thấy, ở thì hiện tại hoàn thành, động từ phải đi kèm với trợ động từ sein hoặc haben.

Chúng ta sẽ chia sein hoặc haben ở thì quá khứ, để ở vị trí thứ hai trong câu, và phân từ hai sẽ để ở vị trí cuối cùng trong câu hoặc mệnh đề. Cách thành lập phân từ hai vui lòng xem ở phần dưới.

Ví dụ: động từ sagen (nói) và động từ wandern (đi dạo)

ichduer/sie/eswir/sie/Sieihr
hatte gesagthattest gesagthatte gesagthatten gesagthattet gesagt
war gewandertwarst gewandertwar gewandertwaren gewandertwart gewandert

Khi nào dùng „sein“, khi nào dùng „haben“?

Vậy một câu hỏi được đặt ra là khi nào ta sẽ dùng „sein“, khi nào ta sẽ dùng „haben“?

Đi với haben

  • Hầu hết các động từ trong tiếng Đức đều đi với trợ động từ „haben.“

Đi với sein

Các động từ đi với „sein“ thường có những đặc điểm sau:

  • Chúng là nội động từ, không có tân ngữ. Ví dụ: Tôi đi Hà Nội bằng xe hơi. (không có tân ngữ)
  • Diễn tả một sự thay về vị trí, hoặc trạng thái. Ví dụ: Anh ấy đã chết. (chuyển trạng thái từ người thành ma. :D)
  • Hai động từ „sein“ và „bleiben“ là hai trường hợp đặc biệt, không theo các qui tắc trên, và chúng là hai động từ đi với sein. Ngoài ra, còn có một số động từ đặc biệt tương tự „sein“ và „haben“ mà chúng ta sẽ dần dần biết qua quá trình học.
  • Một số động từ có thể đi với cả „sein“ lẫn „haben“ và chúng sẽ mang các nghĩa khác nhau. Ví dụ từ „fahren“, nếu đi với „sein“ thì nó có nghĩa đi đâu đó bằng xe (ich bin nach Berlin gefahren), còn nếu đi với „haben“ thì nó có nghĩa là „lái xe“ (ich habe das Auto gefahren.)

Thành lập phân từ hai trong tiếng Đức

Phân từ hai (das Partizip II, hay còn gọi là das Partizip Perfekt) có rất nhiều cách dùng trong tiếng Đức. Một trong những cách dùng của nó là dùng trong các thì hoàn thành. Hãy cùng nhau tìm hiểu cách thành lập phân từ hai các bạn nhé.

Lưu ý:

Phân từ hai chỉ có một dạng duy nhất, và không biến đổi theo các ngôi trong câu như cách chia động từ ở các thì hiện tại thường hay quá khứ thường. Ví dụ: phân từ hai của „sagen“ là „gesagt“ sẽ luôn luôn là „gesagt“, chứ không phải là ich gesagte, du gesagtest

Có hai trường hợp cần chú ý khi thành lập phân từ hai của động từ, tuy nhiên, chúng đều tuân theo qui tắc cơ bản đó là: bỏ đuôi của động từ nguyên thể, và thêm „ge-„ vào trước gốc động từ và „-t“ vào sau sau gốc động từ. Các bạn chỉ cần nhớ qui tắc này là được. Các trường hợp khác các bạn chỉ cần học thuộc một số động từ thường dùng là đạt yêu cầu. Và số lượng này sẽ tăng dần theo trình độ của các bạn.

Trường hợp động từ thường

Ví dụ:

Động từ sagen (nói) và động từ wandern (đi dạo)

  • Động từ nguyên thể trong tiếng Đức gồm hai phần: gốc động từ + đuôi động từ. Đuôi động từ phần lớn có đuôi „en“ (>90%) và một số nhỏ có đuôi „n“.

Để thành lập phân từ hai của động từ thường theo qui tắc ta làm như sau:

Bước 1: bỏ đuôi en hoặc n

  • sagen => sag
  • wandern => wander

Bước 2: thêm „ge-„ vào đầu và „-t“ vào đuôi của gốc động từ:

  • sagen => sag => Phân từ 2: gesagt
  • wandern => wander => Phân từ 2: gewandert

Trường hợp động từ bất qui tắc

Nhiều bạn hay hỏi, làm sao để biết được phân từ đặc biệt của động từ bất qui tắc? Câu trả lời rất đơn giản, và duy nhất, đó chính là: tra từ và học thuộc.

Ngoài ra cũng có một số các qui tắc cần nhớ như sau:

Trường hợp động từ tách được

  • Nếu động từ có qui tắc tách được thì „ge“ sẽ nằm ở giữa phần đầu và phần gốc của động từ.

Ví dụ: absagen => abgesagt

Trường hợp động từ động từ tách không tách được

  • Nếu động từ có qui tắc không tách được ta sẽ chỉ thêm đuôi „-t“ mà không có „ge“

Ví dụ: vermachen => vermacht

  • Các tiền tố (phần đầu) không tách được gồm: be-, emp-, ent-, er-, ge-, ver-, và zer-

Trường hợp động từ lúc tách được lúc không

  • Nếu trường hợp tách được thì thêm „ge“ và „t“, nếu trường hợp không tách được thì chỉ thêm „t“ như hai qui tắc trên.

Ví dụ: übersetzen => übergesetzt hoặc übersetzt

  • Các tiền tố (phần đầu) lúc tách được lúc không gồm: durch-, hinter-, über-, um-, unter-, voll-, wider-, và wieder-

Trường hợp động từ có đuôi „-ieren“

  • Trường hợp này rất đơn giản, chỉ cần đổi đuôi „-ieren“ thành đuôi „-iert“ là xong. Kể cả trường hợp động từ tách có đuôi này chúng ta cũng không thêm „ge“.

Ví dụ: studieren => studiert | einstudieren => einstudiert

Trường hợp động từ có nhiều hơn một tiền tố

thì tiền tố không tách được sẽ chi phối các tiền tố còn lại. Ví dụ có hai tiền tố, một tách được, một không thì động từ đó là động từ không tách được và theo qui tắc không tách được, còn cả hai tiền tố đều tách được thì đó chính là động từ tách được, và theo qui tắc tách được.

Một qui tắc thêm đuôi

Qui tắc 1: Thêm e nếu gốc động từ kết thúc bằng –d, hoặc –t

Nếu gốc động từ kết thúc bằng –d hoặc –t, ta sẽ thêm –e vào giữa gốc động từ và đuôi –t.

Ví dụ: reden => geredet

Qui tắc 2: Thêm e nếu gốc động từ kết thúc bằng –m, -n

Nếu gốc động từ kết thúc bằng –m, -n mà không đứng sau l, m, n, r, hay h đơn.

Ví dụ: rechnen => gerechnet

Qui tắc 3: động từ hỗn hợp thì không thêm e

Như đã nói ở phần „thì quá khứ trong tiếng Đức“, động từ hỗn hợp là loại động từ bất qui tắc có gốc quá khứ nhưng lại đi cùng với đuôi quá khứ trong thì quá khứ. Với loại động từ này, chúng ta không thêm e cho dù đuôi của chúng kết thúc bằng d.

Ví dụ: senden => gesandt

Phân từ hai của các động từ bất qui tắc thường gặp

  • an.fangen – hatte angefangen: bắt đầu
  • sehen – hatte gesehen: nhìn
  • bleiben – war geblieben: ở lại
  • beginn – hatte begonnen: bắt đầu
  • bestehen – hatte bestanden: đỗ (kì thi)
  • bieten – hatte geboten: chào mời
  • lesen – hatte gelesen: đọc
  • laufen – war gelaufen: chạy
  • essen – hatte gegessen:  ăn
  • trinken – hatte getrunken: uống
  • geben – hatte gegeben: đưa
  • finden – hatte gefunden: tìm kiếm, cảm thấy
  • halten – hatte gehalten: dừng lại
  • fahren – war gefahren: lái xe
  • fallen – war gefallen: ngã
  • helfen – hatte geholfen: giúp đỡ
  • lassen – hatte gelassen: để
  • nehmen – hatte genommen: cầm nắm
  • sprechen – hatte gesprochen: nói
  • treffen – hatte getroffen: gặp gỡ

Lưu ý:

Các bạn thay „war“ và „hatte“ theo các ngôi tương ứng nhé. Ví dụ: ngôi „ihr“ thì „war“ sẽ biến thành „wart“, còn „hatte“ sẽ biến thành „hattet“.

Các động từ quan trọng cần phải học thuộc ngay

  • sein – war gewesen: thì, là, ở
  • haben – hatte gehabt: có
  • werden – war geworden: trở thành (trong trường hợp dùng để thành lập thể bị động, phân từ hai của werden sẽ là „worden“ mà không phải là „geworden.“)
  • mögen – hatte gemocht: thích
  • möchten – không có: thích
  • wollen – hatte gewollt: thích
  • können – hatte gekonnt: có thể
  • müssen – hatte gemusst: phải
  • dürfen – hatte gedurft: được phép
  • sollen – hatte sollen: nên

Bài viết bạn có thể thích:

Bài 29: Động từ trong tiếng Đức

Động từ là một loại từ khiến cho tiếng Đức khác hẳn với tiếng Việt hay tiếng Anh. Tại sao lại như vậy?

Mẫu câu tiếng Đức theo chủ đề khẩu vị và sở thích

Mẫu câu chủ đề thời khẩu vị, sở thích gồm các từ vựng và mẫu câu quan trọng giúp bạn làm chủ kì thi nói tiếng Đức trình độ A1, A2.

Bài 24: Phân biệt giống của danh từ trong tiếng Đức

Một số qui tắc cơ bản để giúp bạn dễ dàng hơn trong việc nhớ giống của danh từ trong tiếng Đức. Der, die, das không làm khó được bạn nữa.

Mẫu câu tiếng Đức theo chủ đề nơi ở - mein Wohnort

Mẫu câu tiếng Đức theo chủ đề nơi ở - mein Wohnort, một trong những chủ đề trong kì thi nói.

Mẫu câu tiếng Đức theo chủ đề thời tiết

Mẫu câu tiếng Đức theo chủ đề thời tiết gồm các từ vựng và mẫu câu quan trọng giúp bạn làm chủ kì thi nói tiếng Đức trình độ A1, A2.

Bài 46: Thể bị động trong tiếng Đức

Bị động trong tiếng Đức thường gây nhầm lẫn cho học viên. Trong câu bị động chủ ngữ thay vì sinh ra động từ thì lại bị động từ tác động.

Tình huống ở cửa hải quan trong tiếng Đức

Nói chuyện với hải quan là một trong những điều mà ai cũng bắt buộc phải trải qua trước khi chính thức đặt chân vào nước Đức. Hãy cùng CLB Tiếng Đức Việt Đức tìm hiểu tình huống này nhé.

Kiểm tra kiến thức der die das mỗi ngày trình độ A1

CLB Tiếng Đức Việt Đức đã tạo ra một giải pháp tuyệt vời để giúp bạn vượt qua nỗi lo về der die das. Hãy tham gia học ngay bạn nhé.

Bài 20: Tân ngữ trực tiếp trong tiếng Đức - Akkusativ

Trong tiếng Đức, thành phần nào bị động từ tác động thì được gọi là tân ngữ. Nó thường là tân ngữ trực tiếp hay còn gọi là cách 4, Akkusativ.

Bạn thấy bài viết này hữu ích không?

4.2 5 đánh giá
Bình chọn bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Có thể bạn đã bỏ qua

CLB Tiếng Đức Việt Đức
0
Rất thích ý kiến của bạn. Hãy để lại ý kiến bạn nhé.x