Bài 35: Thì quá khứ thường trong tiếng Đức – das Präteritum

3 phút Quá khứ thường trong tiếng Đức hay khiến học viên băn khoăn với thì hiện tại hoàn thành. Cùng tìm hiểu kĩ nó, giúp phân biệt với các thì khác nhé.

Thì quá khứ thường trong tiếng Đức

Thì quá khứ thường trong tiếng Đức

3 phút

Quá khứ thường trong tiếng Đức hay khiến học viên băn khoăn với thì hiện tại hoàn thành. Hãy cùng CLB Tiếng Đức Việt Đức tìm hiểu thật kĩ về nó, giúp phân biệt với các thì khác nhé.

Cách dùng

  • Thì quá khứ thường trong tiếng Đức được dùng để diễn tả một hành động đã hoặc đang xảy ra tại một thời điểm trong quá khứ, trước thời điểm nói, và không còn liên quan gì tới hiện tại (thời điểm nói) nữa. Đây là một đặc điểm rất quan trọng mà bạn cần nhớ: thì quá khứ chấm dứt hoàn toàn trong quá khứ, nếu còn liên quan đến hiện tại, chúng ta phải sử dụng thì hiện tại. Ví dụ: Năm 2000, tôi đã từng sống ở Đức. Hôm qua, lúc 8 giờ tối, tôi đang học tiếng Đức.
  • Thì quá khứ thường được dùng trong văn viết, văn kể chuyện. Trong văn nói, người Đức thường dùng thì hiện tại hoàn thành (das Perfekt) hơn. Ví dụ: [văn viết] Hôm đó, hắn về nhà muộn, rồi ăn cơm lúc 11 giờ khuya. (Chia ở thì quá khứ thường.) | [văn nói] A: Hôm qua tình hình mày làm gì thế hả? B: Hôm qua í à? Hôm qua tao về nhà muộn, rồi sau đó mãi tới 11 giờ tao mới ăn cơm. (Chia ở thì hiện tại hoàn thành.)

Cách chia

Có hai trường hợp cần chú ý khi chia động từ ở thì quá khứ thường, tuy nhiên, chúng đều tuân theo qui tắc cơ bản đó là: bỏ đuôi của động từ nguyên thể, và thêm các đuôi quá khứ của động từ. Các bạn chỉ cần nhớ qui tắc này là được. Các trường hợp khác các bạn chỉ cần học thuộc một số động từ thường dùng là đạt yêu cầu. Và số lượng này sẽ tăng dần theo trình độ của các bạn.

Trường hợp động từ thường

Ví dụ: động từ sagen (nói) và động từ wandern (đi dạo)

  • Động từ nguyên thể trong tiếng Đức gồm hai phần: gốc động từ + đuôi động từ. Đuôi động từ phần lớn có đuôi „en“ (>90%) và một số nhỏ có đuôi „n“.

Để chia động từ ở thì quá khứ thường theo qui tắc ta làm như sau:

Bước 1: bỏ đuôi en hoặc n

  • sagen => sag
  • wandern => wander

Bước 2: thêm các đuôi quá khứ có qui tắc vào gốc động từ theo các ngôi tương ứng như sau:

ichduer/sie/eswir/sie/Sieihr
tetesttetentet
sagtesagtestsagtesagtensagtet
wandertewandertestwandertewandertenwandertet

Trường hợp động từ bất qui tắc

Tuy được gọi là động từ bất qui tắc, nhưng chúng vẫn có qui tắc. Đây chính là một đặc điểm rất hay của tiếng Đức, đó là có qui tắc trong cả các trường hợp bất qui tắc. :D

Để chia động từ bất qui tắc ở thì quá khứ thường ta làm như sau:

Ví dụ: động từ kommen (tới)

Bước 1: tìm gốc quá khứ của động từ

Nhiều bạn hay hỏi, làm sao để biết được gốc quá khứ của động từ? Câu trả lời rất đơn giản, và duy nhất, đó chính là: tra từ và học thuộc.

Như ở đây, chúng ta tra động từ kommen và tìm được gốc của nó là „kam“.

Bước 2: thêm các đuôi quá khứ bất qui tắc vào gốc động từ theo các ngôi tương ứng như sau:

ichduer/sie/eswir/sie/Sieihr
#st#ent
kam#kamstkam#kamenkamt

Lưu ý:

  • Dấu „#“ ở đây nghĩa là không có đuôi.
  • Các bạn có để ý là đuôi quá khứ bất qui tắc rất giống với đuôi hiện tại không?
  • Ngoại trừ thì hiện tại, ở các thì khác, ngôi „ich“ và ngôi „er/sie/es“ đều có đuôi giống nhau.

Các động từ bất qui tắc thường gặp

 Nghĩaichdues/sie/eswir/sie/Sieihr
an.fangenbắt đầufing anfingst anfing anfingen anfingt an
sehennhìnsahsahstsahsahensaht
gebenđưagabgabstgabgabengabt
bleibenở lạibliebbliebstbliebbliebenbliebt
fahrenlái xefuhrfuhrstfuhrfuhrenfuhrt
fallenngãfielfielstfielfielenfielt
helfengiúp đỡhalfhalfsthalfhalfenhalft
laufenchạyliefliefstliefliefenlieft
essenănaßetaßenaßt
bestehenđỗbestandbestandestbestandbestandenbestandet
sprechennóisprachsprachstsprachsprachenspracht
treffengặptraftrafsttrafttrafentraft
lesenđọclaslasestlaslasenlast
findentìmfandfandestfandfandenfandet
lassenđểließließestließließenließt
beginnenbắt đầubegannbegannstbegannbegannenbegannt
bietenmờibotbotestbotbotenbotet
nehmencầm nắmnahmnahmstnahmnahmennahmt
trinkenuốngtranktranksttranktrankentrankt
haltendừng lạihielthieltesthielthieltenhieltet

Một số qui tắc thêm đuôi

Phần này các bạn chỉ đọc qua để biết, chưa cần học thuộc ngay dễ gây hoang mang cho những người mới học. Bạn có thể làm việc đơn giản hơn là học thuộc những động từ hay dùng thuộc các nhóm là xong.

Qui tắc 1: thêm „e“ vào giữa gốc quá khứ và đuôi „-st“ ở ngôi „du“

  • Nếu gốc quá khứ kết thúc bằng  -chs, -s, -ß, -z, hoặc đôi khi là -sch, ta sẽ thêm „e“ vào giữa gốc quá khứ và đuôi „-st“ ở ngôi „du“. Ví dụ như động từ „essen“ đã chia ở trên.

Qui tắc 2: thêm „e“ vào giữa gốc quá khứ và đuôi „-t“ ở ngôi „ihr“

  • Nếu gốc quá khứ kết thúc bằng –d hoặc –t, ta sẽ thêm „e“ vào giữa gốc quá khứ và đuôi „-t“ ở ngôi „ihr“. Ví dụ như động từ „bieten“ đã chia ở trên.
  • Chỉ có một số trường hợp mới thêm „e“ ở ngôi „du“ mà thôi. Nếu không chắc chắn bạn có thể tra từ, hoặc đơn giản là không cần thêm cũng được.

Qui tắc 3: động từ hỗn hợp

  • Đây là dạng động từ có gốc quá khứ nhưng lại thêm đuôi quá khứ có qui tắc chứ không phải đuôi quá khứ bất qui tắc như thường lệ.
Một số động từ hỗn hợp thường gặp
 Nghĩaichdues/sie/eswir/sie/Sieihr
bringenmangbrachtebrachtestbrachtebrachtenbrachtet
denkennghĩdachtedachtestdachtedachtendachtet
kennenbiếtkanntekanntestkanntekanntenkanntet
sendengửisandtesandtestsandtesandtensandtet
brennenđốtbranntebranntestbranntebranntenbranntet
nennengọi tênnanntenanntestnanntenanntennanntet
rennenchạyrannteranntestrannteranntenranntet

Lưu ý: động từ „senden“ nếu có nghĩa là „phát sóng“ thì nó sẽ chia như động từ có qui tắc.

Các động từ quan trọng cần phải học thuộc ngay

 Nghĩaichdues/sie/eswir/sie/Sieihr
seinthì, là, ởwarwarstwarwarenwart
habenhattehattesthattehattenhattet
werdentrở thànhwurdewurdestwurdewurdenwurdet
mögenthíchmochtemochtestmochtemochtenmochtet
möchtenthích     
wollenthíchwolltewolltestwolltewolltenwolltet
könnencó thểkonntekonntestkonntekonntenkonntet
müssenphảimusstemusstestmusstemusstenmusstet
dürfenđược phépdurftedurftestdurftedurftendurftet
sollennênsolltesolltestsolltesolltensollte

Bài viết bạn có thể thích:

Bài 33: Các thì trong tiếng Đức
Thì trong tiếng Đức được hiểu một cách đơn giản và đúng đắn nhất là: thời gian mà động từ xảy ra. Động từ cũng được gọi là từ thời gian.
Bài 51: Tóm tắt các vấn đề về tiếng Đức
Tóm tắt toàn bộ các vấn đề về tiếng Đức. Bạn sẽ cảm thấy tự tin, biết mình phải học những gì và bắt đầu từ đâu với môn tiếng Đức.
Bài 2: Bảng chữ cái và các âm tiếng Đức
Học thuộc âm tiếng Đức sẽ giúp bạn phát âm chuẩn, đánh vần những từ mới không một chút khó khăn. Làm chủ tiếng Đức dễ dàng với phát âm chuẩn.
Bài 6: Đại từ nhân xưng trong tiếng Đức
Đại từ nhân xưng trong tiếng Đức là một trong những từ loại thường xuyên sử dụng nhất. Hãy cùng CLB Tiếng Đức Việt Đức tìm hiểu về vấn đề này.
222 từ tiếng Đức thường dùng phân theo từ loại
Bạn chắc chắn sẽ cần 222 từ tiếng Đức này để nói tiếng Đức trôi chảy. CLB Tiếng Đức Việt Đức đã chia chúng theo danh mục ngữ pháp, vì vậy, bạn sẽ dễ dàng hơn khi tập trung vào một nhóm tại một thời điểm.
Từ vựng tiếng Đức theo chủ đề dấu chấm câu
Nắm vững được từ vựng về các dấu câu sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc đọc, viết chính tả.
200 tính từ tiếng Đức quan trọng nhất từ A1 đến B1
Tính từ là một từ loại quan trọng trong bất cứ ngôn ngữ nào. Nếu vốn tính từ của bạn nhiều thì bạn sẽ có thể sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt, tinh tế và giàu sức biểu cảm hơn.
Tình huống xin visa trong tiếng Đức - Beantragung eines Visums
Xin visa hay gia hạn visa là một trong những công việc mà bất cứ ai trong chúng ta muốn sang Đức sinh sống và học tập, làm việc đều phải làm phải không các bạn?
Bài 13: 100 cặp tính từ đối nghĩa tiếng Đức
Tính từ là một từ loại quan trọng. Vốn tính từ càng nhiều, bạn càng có thể sử dụng ngôn ngữ linh hoạt, tinh tế và giàu sức biểu cảm hơn.

Bạn thấy bài viết này hữu ích không?

5 5 phiếu
Bình chọn bài viết
Nhận tin mới
Thông báo cho tôi về
guest

2 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Nhiều phiếu nhất
Phản hồi nội dung cụ thể
Tất cả bình luận
CLB Tiếng Đức Việt Đức
2
0
Đừng quên chia sẻ ý kiến về bài viết này nhé!x