Bài 15: Phân biệt chủ ngữ, động từ, tân ngữ trong câu tiếng Đức
2 phút Nếu bạn có thể phân biệt được chủ ngữ, động từ, tân ngữ trong câu, bạn không còn sợ cách 1, cách 2, cách 3, cách 4 trong tiếng Đức nữa.

Phân biệt chủ ngữ động từ tân ngữ trong câu tiếng Đức
Trong tiếng Việt, vị trí của từ trong câu sẽ quyết định chức năng ngữ pháp của nó, tuy nhiên, điều này không đúng với tiếng Đức. Do vậy, khi bắt đầu học tiếng Đức, chúng ta cần phải ôn lại ba thành phần cơ bản nhất của một câu. Hiểu được điều này thì có thể dùng tiếng Đức chuẩn.
Chủ ngữ, động từ, tân ngữ là gì?
Hiểu một cách đơn giản nhất như sau:
Ví dụ câu „anh yêu em.“ có:
- Động từ „yêu“
- Chủ ngữ „anh“ sinh ra động từ „yêu“
- Tân ngữ „em“ bị động từ „yêu“ tác động lên.
Tiếng Việt: đứng trước động từ là chủ ngữ
Đối với tiếng Việt:
- Anh yêu em.
- Em yêu anh.
là hai câu hoàn toàn khác nhau. Câu đầu có chủ ngữ là „anh“, động từ là „yêu“, tân ngữ là „em“, trong khi câu thứ hai có chủ ngữ là „em“, động từ là „yêu“ và tân ngữ là „anh.“
Tiếng Đức: đứng trước động từ chưa chắc đã là chủ ngữ
Đối với tiếng Đức:
- Ich liebe dich.
- Dich liebe ich.
là hai câu giống nhau 100% về nghĩa, đều có chủ ngữ là „ich“, động từ là „liebe“ và tân ngữ là „dich.“
Phân biệt chủ ngữ, tân ngữ trong tiếng Đức như nào?
Chúng ta có thể thấy, không thể dùng trật tự câu như trong tiếng Việt để nhận định chức năng ngữ pháp của các từ trong câu tiếng Đức được. Cách duy nhất để nhận biết đâu là chủ ngữ, đâu là tân ngữ trong câu tiếng Đức ta phải:
- Học và hiểu được „bốn cách trong tiếng Đức.“
Ngược lại, khi viết câu tiếng Đức, chúng ta phải xác định được đâu là chủ ngữ, đâu là tân ngữ để dùng cách cho đúng với chức năng ngữ pháp của chúng.
- Nếu là chủ ngữ, ta phải chia từ ở Chủ cách, hay còn gọi là cách 1, Nominativ…
- Nếu là tân ngữ, ta phải chia từ ở Đối cách, hay còn gọi là cách 4, tân ngữ trực tiếp, Akkusativ… hoặc phải chia từ ở Tặng cách, hay còn gọi là cách 3, tân ngữ gián tiếp, Dativ…
Xét ví dụ trên, ta có:
Từ „Tôi“ có:
- Chủ cách: ich
- Đối cách: mich
- Tặng cách: mir
Từ „Em“ có:
- Chủ cách: du
- Đối cách: dich
- Tặng cách: dir
Vậy, câu „tôi yêu em.“ ta phải dùng „tôi“ ở chủ cách là „ich“, và „em“ ở đối cách là „dich“. Do vậy, câu đúng là „ich liebe dich.“ chứ không phải là „ich liebe du.“ Ngược lại, khi ta nhìn câu: „dich liebe ich.“ ta biết được, „dich“ là tân ngữ, và „ich“ là chủ ngữ, nên ta phải dịch là „tôi yêu em“, chứ không phải là „em yêu tôi“ như trật tự từ đã thấy.
Lưu ý:
Trong tiếng Đức, có ba từ loại phải chia theo cách, đó là: mạo từ, tính từ, đại từ, và thỉnh thoảng là danh từ, nhưng rất hiếm.
Hãy tìm đọc bài „Bốn cách trong tiếng Đức“ để hiểu rõ thêm về vấn đề này các bạn nhé.
Bài viết bạn có thể thích:
173 động từ bất qui tắc tiếng Đức thường dùng, được thể hiện ở bốn dạng: nguyên thể, hiện tại, quá khứ, phân từ, giúp chia chuẩn 14 thì tiếng Đức.
Có rất nhiều từ viết tắt trong tiếng Đức. Ở bài này, chúng ta cùng tìm hiểu một số từ thông dụng thường thấy trong các văn bản hàng ngày nhé.
Mẫu câu theo chủ đề kế hoạch, mong muốn gồm các từ vựng và mẫu câu quan trọng giúp bạn làm chủ kì thi nói tiếng Đức trình độ A1, A2.
Học tiếng Đức đúng cách giúp rút ngắn thời gian học. Làm chủ tiếng Đức một cách dễ dàng. Năm phút đọc bài giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
Mọi điều liên quan đến giới từ tiếng Đức đều nằm ở bài này. Đọc xong bạn sẽ biết wovon, davon nghĩa là gì và sử dụng chúng như người Đức.
Tính từ trong tiếng Đức là một trong những từ loại thường không được dạy một cách chính thức, mà thường thông qua các bài học đặc biệt như so sánh.
Ở Đức, chiếc xe ô tô như là đôi chân của mình. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về những tình huống liên quan đến xế yêu của mình nhé.
Một số qui tắc cơ bản để giúp bạn dễ dàng hơn trong việc nhớ giống của danh từ trong tiếng Đức. Der, die, das không làm khó được bạn nữa.
„Kì nghỉ hè“ là một bài đọc hiểu tiếng Đức thuộc trình độ B2. Qua mỗi bài đọc, bạn lại có dịp ôn lại từ vựng và củng cố ngữ pháp.