Bài 21: Tân ngữ gián tiếp trong tiếng Đức – Dativ
7 phút Dùng cách 3, Dativ, tặng cách hay tân ngữ gián tiếp trong tiếng Đức không bao giờ sai nữa sau khi đọc bài viết siêu dễ hiểu này trong 5 phút.
Tân ngữ gián tiếp là một trong hai loại tân ngữ trong tiếng Đức. Cùng với tân ngữ trực tiếp, nó trở thành nét đặc trưng của tiếng Đức. Chúng ta không thể làm chủ tiếng Đức nếu không nắm vững vấn đề ngữ pháp này.
Trực tiếp, gián tiếp là gì?
Hiểu một cách đơn giản nhất thì:
- Tân ngữ trực tiếp bị động từ tác động trực tiếp lên
- Tân ngữ gián tiếp không bị động từ tác động trực tiếp lên.
Ví dụ:
- Tôi đưa cô ấy cái bút.
Ở câu này có hai tân ngữ đó là „cô ấy“ và „cái bút“. Động từ „đưa“ của câu tác động trực tiếp lên tân ngữ „cái bút“ (chúng ta hình dung hành động cầm cái bút và đưa cho người khác) trong khi nó lại không hề tác động lên tân ngữ „cô ấy“.
Do vậy:
- Tân ngữ „cái bút“ chính là tân ngữ trực tiếp vì bị tác động trực tiếp lên.
- Tân ngữ „cô ấy“ chính là tân ngữ gián tiếp, do không chịu tác động trực tiếp của động từ „đưa“.
Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu kĩ xem những trường hợp nào thì chúng ta dùng tân ngữ gián tiếp trong tiếng Đức nhé.
Bảng chia đại từ, danh từ, tính từ ở các cách các bạn xem ở bài Bốn cách trong tiếng Đức.
Không đi với giới từ
Chỉ tân ngữ bị động từ tác động một cách gián tiếp
Đây chính là trường hợp như đã miêu tả ở phần trên. Trong trường hợp này, khi dịch ra tiếng Việt ta hay thêm từ „cho“ hoặc „đối với“ vào trước tân ngữ, hoặc ngược lại, khi câu tiếng Việt có từ „cho“ hoặc „đối với“ ta thường nghĩ ngay đến tân ngữ gián tiếp khi dịch sang tiếng Đức.
Ví dụ:
- Er erzählt seinen Kindern eine Geschichte.
- Sie schreibt mir eine Email.
- Er erklärte seiner Frau, warum er ihr ganzes Geld auf dieses Pferd setzte.
- Er schreibt ihr einen langen Brief.
- Was schenken Sie ihrem Vater zum Geburtstag?
- Kannst du das der Polizei beweisen?
Khi có cả tân ngữ trực tiếp và gián tiếp
thì cụm danh từ gián tiếp đứng trước cụm danh từ trực tiếp, trong khi đại từ trực tiếp lại đứng trước đại từ gián tiếp, và một đại từ thì luôn đứng trước cụm danh từ, bất kể chúng ở cách nào.
- Ich gebe dem Mann ein Buch. | Tôi đưa cho người đàn ông đó cuốn sách ấy.
- Ich gebe es dem Mann. | Tôi đưa nó cho người đàn ông ấy.
- Ich gebe ihm das Buch. | Tôi đưa cho anh ta cuốn sách đó.
- Ich gebe es ihm. | Tôi đưa nó cho anh ta.
Tuy nhiên, trong trường hợp muốn nhấn mạnh, ta cũng có thể đổi vị trí của chúng.
Ví dụ:
- Ich habe das Buch dem Mann gegeben.
Câu này ngụ ý là tôi đã đưa cho người đàn ông ấy (dem Mann), chứ không phải cho người phụ nữ kia (der Frau).
Một số động từ chỉ đi với Dativ
mặc dù theo logic, chúng tác động trực tiếp lên tân ngữ. Tuy nhiên, đây là qui định của tiếng Đức. Các bạn chỉ cần học thuộc chúng là xong. Trong bài viết, chúng tôi chỉ đưa ra một số động từ trong số chúng. Muốn biết nhiều hơn, các bạn có thể tìm trong mục từ vựng được chia theo từ loại.
- Sie glaubt mir nicht.
Lưu ý: trong trường hợp động từ glauben khi tân ngữ là người thì nó là Dativ như câu trên, còn khi tân ngữ là vật thì nó lại là Akkusativ. Ví dụ như: „Sie glaubt meine Antwort nicht.“
- Ich danke dir.
- Kannst du mir verzeihen?
- Helfen Sie mir!
- Er hat ihr nicht geantwortet.
- Sie folgte ihrem Mann durch die Tür.
- Das Kind gehorcht seinen Eltern gar nicht.
- Der Wagen gehört meiner Schwester.
- Was ist dir geschehen?
- Ich bin ihr oft in der Stadt begegnet.
Một số ví dụ khác
- Sie ähnelt ihrer Mutter.
- Du gleichst dem Geist, den du begreifst.
- Eine Entschuldigung genügt uns nicht.
- Ich gratuliere dir zu deinem Nobelpreis.
- Seine Rede hat mir sehr imponiert.
- Deine Ausreden nützen uns wenig.
- Sein Name fällt mir nicht ein.
- Ich rate dir, mit dem Bus zu fahren.
- Das schadet ihm nicht.
- Immer schmeichelt er seinem Chef.
- Du kannst mir trauen.
- Widersprechen Sie mir nicht.
- Das widerspricht den Naturgesetzen.
Một số động từ tách được có tiền tố „nach-“
hoặc không tách được có tiền tố „ent-„ thường đi với tân ngữ Dativ.
- Du kannst deinem Schicksal nicht entgehen.
- Er konnte der Polizei nicht entkommen.
- Der Hund ist mir entlaufen.
- Sie will diesen Problemen nachgehen.
- Fahr los. Wir kommen dir später nach.
- Der Hund läuft der Katze nach.
Một số động từ tách được có tiền tố „bei-„ hoặc „zu-„
thường đi với tân ngữ Dativ.
- Sie steht ihrem Mann bei.
- Wir wollen der Sitzung beiwohnen.
- Hören Sie mir bitte gut zu.
- Die Unbekannte lächelt ihm zu.
- Während sie spielt, schauen ihr die Männer zu.
- Sie ist dagegen, und ich stimme ihr zu.
- Er wollte einer linken Partei beitreten.
Tân ngữ gián tiếp dịch thành chủ ngữ trong tiếng Việt
Có một số động từ mà khi dịch ra tiếng Việt, ta chuyển tân ngữ gián tiếp của nó thành chủ ngữ thì sẽ xuôi tai, và đúng ngữ pháp tiếng Việt hơn.
Ví dụ:
- Es ist mir kalt.
Nếu dịch là „nó đối với tôi thì lạnh.“ thì nghe không thuận tai chút nào. Đơn giản, ta sẽ biến tân ngữ gián tiếp „mir“ thành chủ ngữ „tôi“ trong tiếng Việt. Như vậy, câu trên dịch thành „tôi lạnh.“ sẽ phù hợp với tiếng Việt hơn.
Tương tự:
- Jetzt reicht’s mir aber!
- Seine Haltung passt ihr nicht.
- Ist Ihnen nicht wohl?
- Wie geht’s dir?
- Das kommt mir irgendwie bekannt vor.
- Ist der Stuhl dir unbequem?
- Das war meinem Mann zu dumm.
Trường hợp „cho“, „đối với“
Trường hợp này ta thường gọi là tính từ vị ngữ, hay danh từ vị ngữ. Nói một cách dễ hiểu là đứng sau động từ „sein“. Ta hay thêm từ „cho“, „đối với“ vào trước tân ngữ gián tiếp. Hoặc với trường hợp ngược lại, khi tiếng Việt có từ „cho“, „đối với“ ta nghĩ ngay đến tân ngữ gián tiếp.
Ví dụ:
- Das ist meiner Mutter besonders interessant.
- Meine Kinder sind mir eine einzige Freude.
- Das ist ihm sehr peinlich.
- Sie ist ihrem Mann in allem weit überlegen.
- Diese Mode ist Europäern völlig unbekannt.
- Wir sind Ihnen sehr dankbar.
- Das ist dir bestimmt leicht.
- Ihr Anruf ist uns sehr wichtig.
- Das ist mir unmöglich.
- Die Jacke ist ihr zu teuer.
- Das scheint mir richtig zu sein.
Chỉ ai đó được hướng tới
đặc biệt khi một bộ phận cơ thể có liên quan.
- Sie haut ihm eins in die Fresse.
- Sie klopft ihm auf die Schulter.
- Tut Ihnen der Kopf weh?
- Ich muss meiner Tochter die Schuhe anziehen.
- Er hat ihr die Nase gebrochen.
- Ich werde ihm den Kopf waschen.
- Sie putzt ihm die Zähne.
Đại từ phản thân khi đã có một tân ngữ trực tiếp
- Du sollst dir die Zähne putzen.
- Ich habe mir den Finger gebrochen.
- Er kämmt sich die Haare.
- Sie färbt sich die Haare.
- Er rasiert sich die Beine.
- Ich wasche mir die Hände in Unschuld.
Đi với giới từ
Các giới từ luôn đi với Dativ
Khi danh từ, cụm danh từ đứng sau các giới từ aus, außer, bei, gegenüber, mit, nach, seit, von, và zu, thì chúng phải được chia ở Dativ.
Ví dụ:
- Die Katze sprang aus dem Fenster.
- Er war aus dem Häuschen.
- Außer deinem Bruder taugt deine Familie nicht viel.
- Sollen wir bei mir Essen?
- Die Mönche reden nicht beim Essen.
- Bei diesem Wetter bleiben wir lieber zu Hause.
- Wer sitzt mir gegenüber?
- Er tanzt mit seiner Frau.
- Fährst du mit der Bahn oder mit dem Wagen?
- Nach dem Film gehen wir zu dir.
- Seiner Mutter nach ist er ein Genie.
- Sie arbeitet seit zwei Jahren in Berlin.
- Viele Studenten bekommen Geld vom Staat.
- Sie ist die Frau von meinem Onkel.
- Hast du was zum Schreiben?
- Rotkäppchen geht zur Großmutter
Đứng sau giới từ lưỡng tính
- Đi với tân ngữ gián tiếp khi mang nghĩa là „ở“, „tại“. Vị trí của hai vật quan hệ không thay đổi.
- Đi với tân ngữ trực tiếp khi mang nghĩa „tới“. Vị trí của hai vật quan hệ có thay đổi.
Ví dụ: giới từ „neben“ nếu:
- Nghĩa tiếng Việt là „tới bên cạnh cái bàn“ thì ta phải dùng tân ngữ trực tiếp vì có sự thay đổi vị trí với cái bàn, ngày càng gần cái bàn hơn.
- Khi có nghĩa là „ở bên cạnh cái bàn“ thì ta phải dùng tân ngữ gián tiếp, vì vị trí so với cái bàn không thay đổi.
Tóm lại:
- Khi nào tiếng Việt có nghĩa là „tới…“ + giới từ hoặc tương tự thì ta dùng tân ngữ trực tiếp.
- Khi nào tiếng Việt có nghĩa là „ở…“ + giới từ hoặc tương tự thì ta dùng tân ngữ gián tiếp.
Ngược lại:
- Khi nào đi với tân ngữ trực tiếp ta dịch ra tiếng Việt nên thêm từ „tới“ vào trước giới từ.
- Khi nào đi với tân ngữ gián tiếp ta nên thêm từ „ở“ vào trước giới từ khi dịch sang tiếng Việt.
Các giới từ lưỡng tính là:
- an, auf, hinter, in, neben, entlang, über, unter, vor, và zwischen.
Ví dụ:
- Die Gäste sitzen am Tisch.
- Der Hund liegt auf dem Teppich.
- Sie arbeitet hinter dem Haus.
- Man kann nicht zwischen zwei Stühlen sitzen.
- Er steht am Fenster.
- Es gibt einen Fremden im Haus.
Khi giới từ lưỡng tính xác định thời gian
chúng thường theo sau bởi tân ngữ gián tiếp trừ trường hợp „auf“ và „über“.
- Am Montag machen wir die Wäsche.
- In der Nacht sind alle Katzen grau.
- Er soll unter einer Stunde reden.
- Aber er hat über eine Stunde geredet.
- Vor jedem Essen trinken wir ein Glas Portwein.
- Vor einem Jahr hat sie kein Deutsch gekonnt.
- Auf eine Woche Ausbildung folgte eine Pause.
Giới từ lưỡng tính đi với tân ngữ gián tiếp trong rất nhiều thành ngữ, cụm giới từ
- Sie arbeitet jetzt an einem Buch.
- Das Kind hängt an mir.
- Das Wasser ist am Kochen.
- Ich zweifele an seinem guten Willen.
- Sie hat lange an Krebs gelitten und ist dann an dieser Krankheit gestorben.
- In Deutschland gibt es einen Mangel an Kindern.
- Du bist schuld an meiner Erkältung.
- Nimmst du am Programm teil?
- Kuwait ist reich an Öl.
- Wir messen ihn an seinen Taten.
Một số ví dụ khác
- Sie besteht auf ihrem Recht.
- Unter diesen Bedingungen bin ich bereit, es zu tun.
- Sie führen ein Gespräch unter vier Augen.
- Weil wir jetzt unter uns sind, können wir darüber reden.
- Endlich habe ich diese Prüfung hinter mir.
- Ich warne Sie vor dem Hund.
- Er war außer sich vor Wut.
- Hast du wirklich Angst vor mir?
- Kondome schützen vor AIDS.
- Diese Information soll zwischen meiner Mutter und mir bleiben.