Bài 22: Sở hữu cách trong tiếng Đức – der Genitiv
4 phút Sở hữu cách chính là sở hữu của danh từ, cụm danh từ… Vậy sở hữu cách trong tiếng Đức có bị chia thành đối cách hay tặng cách nữa không?
Sở hữu cách, hay còn gọi là Cách 2, Genitiv chắc hẳn là một trong những thứ mà người học tiếng Đức tơ lơ mơ nhất. Chúng ta hay nhầm lẫn giữa bố của tôi, hay vợ của bố tôi, số điện thoại của tôi, hay số điện thoại của vợ tôi, v.v. Một điểm nữa chúng ta hay thắc mắc là, vậy thì sở hữu cách có bị chia thành đối cách hay tặng cách nữa không? Ví dụ như trong câu Bố tôi rất yêu vợ của bố tôi chẳng hạn? Nói chung là mọi thứ còn rất mơ hồ vì ít khi được nhắc tới. Tuy nhiên, bài viết này sẽ giúp chúng ta đập tan mọi mơ hồ về Der Genitiv.
Sở hữu cách thực chất là gì?
Nếu như bản chất của cách 1 là chủ ngữ, cách 4 là tân ngữ trực tiếp và cách 3 là tân ngữ gián tiếp thì sở hữu cách thực sự chính là sở hữu của danh từ, cụm danh từ.
Ví dụ ta có 2 danh từ là Danh từ 1: meine Frau (vợ tôi) và Danh từ 2: die Telefonnummer (số điện thoại). Nếu Danh từ 1 sở hữu Danh từ 2: Số điện thoại của vợ tôi thì Danh từ 1 meine Frau sẽ được chia ở Sở hữu cách là meiner Frau. Còn Danh từ 2 die Telefonnummer sẽ được chia ở các cách 3, 4, 1 như bình thường. Rất đơn giản phải không các bạn.
Bảng chia đại từ, danh từ, tính từ ở các cách các bạn xem ở bài Bốn cách trong tiếng Đức.
Lưu ý:
- Danh từ được chia ở sở hữu cách sẽ luôn đứng sau danh từ bị sở hữu. Như ví dụ trên thì „số điện thoại của vợ tôi“ sẽ được dịch là „die Telefonnummer meiner Frau“
Hãy tìm hiểu các ví dụ sau để hiểu rõ hơn các bạn nhé.
- Was ist die Telefonnummer deiner schönen Kusine?
- Sie hat den Brief ihres Vaters gar nicht gesehen.
- Das Bild deiner Frau ist besonders gut.
- Der Motor dieses Autos ist viel zu klein.
- Die größte Liebe aller deutschen Männer ist Fußball.
- Das Dach des Hauses war unbeschädigt.
Sở hữu cách của tên riêng
Nếu một tên riêng được chia ở sở hữu cách, rất đơn giản ta thêm s vào sau. Ví dụ: Vietnams là của nước Việt Nam, Deutschlands: của nước Đức, Lans: của Lan…
Sở hữu cách = von + Dativ
Trong trường hợp bạn vẫn chưa nhớ cách chia sở hữu cách, hoặc trong văn nói hàng ngày, chúng ta có thể dùng von + cách 3 để diễn tả sở hữu cách. Ví dụ die Telefonnummer meiner Frau sẽ tương đương với die Telefonnummer von meiner Frau.
Sở hữu cách ít dùng
Đôi khi những người Đức lười biếng có thể dùng cách 3 với tính từ sở hữu để thành lập sở hữu cách, ví dụ: „Bist du dem Mann seine Frau?“ – Bà có phải là vợ của người đàn ông đó không?
Dùng để chỉ một ngày hoặc một phần trong ngày không xác định
- Eines Tages sollten wir das machen.
- Eines Morgens hat er vergessen, sich die Schuhe anzuziehen.
- Eines Sonntags gehen wir in die Kirche.
Lưu ý: mặc dù Nacht là giống cái, nhưng trong trường hợp này, và chỉ duy nhất trong trường hợp này mà thôi nó có cấu trúc như sau: „Sie ist eines Nachts weggelaufen.“ – Một đêm cô ấy đã bỏ trốn.
Giới từ đi với cách 2 – Genitiv
Có một số giới từ thường đi với cách 2. Phổ biến nhất là „statt“ và „anstatt“ [thay vào đó], trotz [mặc dù], wegen [vì] and während [trong khi]. Tuy nhiên, trong văn nói hàng ngày, người Đức hay sử dụng cách 3 Dativ sau giới từ „trotz“ và „wegen“.
- Statt eines Regenmantels trägt er einen Schirm.
- Trotz der Kälte wollen wir schwimmen gehen.
- Wegen der Arbeit meines Vaters mussten wir oft umziehen.
- Wir machen alles des Kindes wegen.
- Während des Sommers wohnt er bei seinen Großeltern.
- Er entschuldigte sich immer wieder wegen seines schlechten Deutsch.
- Trotz ihres guten Französisch konnte sie nichts verstehen.
Lưu ý: khi một danh từ giống Đực hoặc giống trung đi với giới từ cách 2 mà không có mạo từ đi kèm thì nó không được chia ở cách 2. Ví dụ như: Anstatt Fleisch isst sie Tofu.
Một số giới từ cách 2 khác
Một số giới từ cách hai ít được sử dụng hơn đó là: außerhalb [ngoài, bên ngoài của], innerhalb [trong, bên trong của], oberhalb [bên trên của], unterhalb [ở dưới của], diesseits [về mặt này của], và jenseits [theo mặt kia của].
- Sie wohnen außerhalb der Stadt.
- Nur ein Spieler darf innerhalb dieses Kreises stehen.
- Oberhalb dieser Linie gibt es ein paar Kratzer.
- Die Leber sitzt unterhalb der Lunge.
- Diesseits der Grenze spricht man Deutsch, aber jenseits spricht man Holländisch.
Theo thống kê của một cuốn sách Ngữ pháp Tiếng Đức thì có tới 123 giới từ tiếng Đức đi với cách 2. Tuy nhiên phần lớn trong số chúng được sử dụng trong ngôn ngữ luật pháp… Một số trong đó cũng hay được sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày như: anlässlich [nhân dịp], angesichts [theo cái nhìn của], infolge [theo kết quả của], ungeachtet [mạc dù], v.v.
Giới từ ghép cách 2
Giới từ cách 2 không ghép với wo+giới từ và da+giới từ như các loại giới từ khác, mà thay vào đó người ta sử dụng đại từ chỉ định cách 2, ví dụ như: während dessen [trong khi đó], statt dessen [thay vào đó], and trotz dessen [mặc dù điều này], các từ này có thể viết liền hoặc rời.
Dạng ghép đặc biệt của wegen
- Wir gehen seinetwegen zu Fuß.
- Ich mache es ihretwegen.
- Kaufen Sie das nicht meinetwegen.
- Meinetwegen könnt ihr es verkaufen.
- Ich liebe dich, weil ich deinetwegen ein besserer Mensch sein will.
Động từ đi với cách 2
Có rất ít động từ đi với cách 2, và nhiều từ trong số chúng dần dần đã trở thành động từ đi với cách 4, ví dụ như từ vergessen (quên). Hiện nay, dấu vết của nó còn lưu lại ở tên của loài hoa: „Xin đừng quên tôi“ – „Vergissmeinnicht“. Một số động từ đi với cách 2 còn lại và hay dùng như sau:
- Die Angst bemächtigte sich seiner.
- Wir bedürfen Ihrer Hilfe.
- Man muss unter 16 sein, um sich eines VCRs zu bedienen.
- Ich erfreue mich seiner Anwesenheit.
- Wir harren deiner.
Mặc dù người Đức bản xứ vẫn hay thường dùng tân ngữ trực tiếp để thay thế tuy nhiên, trong những lúc trang trọng bạn nên sử dụng đúng cách của nó.
Tính từ vị ngữ đi với cách 2
Một số tính từ thường dùng đi với cách 2 là:
- Er ist seiner Beliebtheit sehr gewiss.
- Ich bin mir dessen bewusst.
- Ach ich bin des Treibens müde!
- Sie ist des Mordes schuldig.
- Er ist ihrer nicht wert.
Cụm danh từ đóng vai trò như cụm giới từ
- Er fährt immer erster Klasse.
- Sie ist meine Cousine ersten Grades.
- Wir sind heute guter Laune.
- Sie geht guten Mutes nach Hause.
- Er arbeitet festen Glaubens dafür.
- Meines Erachtens ist das nicht nötig.
- Meines Wissens ist nichts übrig geblieben.
- Sie behauptet das allen Ernstes.
- Du bist heute guter Dinge.
- Wir sind unverrichteter Dinge zurückgekehrt.