Bài 29: Động từ trong tiếng Đức

0 757

2 phút Động từ là một loại từ khiến cho tiếng Đức khác hẳn với tiếng Việt hay tiếng Anh. Tại sao lại như vậy?

Động từ trong tiếng Đức

Động từ trong tiếng Đức

2 phút

Động từ là một loại từ khiến cho tiếng Đức khác hẳn với tiếng Việt hay tiếng Anh. Tại sao lại như vậy? Hãy cùng CLB Tiếng Đức Việt Đức tìm hiểu trong bài dưới đây.

Động từ là gì?

Động từ hiểu một cách đơn giản nhất đó là những từ động đậy. :D Đây là cách hiểu không mang tính học thuật, giúp cho các bạn mới học tiếng Đức nhanh chóng hiểu sơ qua được những khái niệm cơ bản nhất. Theo thời gian, chúng ta sẽ có những định nghĩa đầy đủ hơn về nó. Còn bây giờ hãy tạm chấp nhận định nghĩa này các bạn nhé.

Đặc điểm của động từ

Động từ tiếng Đức có những đặc điểm quan trọng sau đây:

  • 90% động từ nguyên thể có đuôi „en“, tuy nhiên, điều ngược lại không đúng. Không phải từ nào có đuôi „en“ cũng là động từ.
  • 10% động từ nguyên thể còn lại có đuôi „n“.
  • Động từ nguyên thể trong tiếng Đức chỉ có duy nhất hai đuôi kể trên.
  • Động từ nguyên thể có thể biến thành danh từ bằng cách viết hoa lên, và luôn có giống trung (das)
  • Động từ có thể biến thành tính từ bằng cách chuyển chúng thành phân từ I hay phân từ II
  • Phân từ I, phân từ II cũng có thể biến thành danh từ

Các vấn đề cần quan tâm đến động từ

Vấn đề quan trọng nhất mà bạn cần phải nhớ khi sử dụng động từ, đó chính là:

Thì động từ

  • Thời gian mà động từ đó xảy ra, hay thường được gọi là thì của động từ. Có nghĩa là bạn luôn phải chia động từ.

Động từ nguyên thể

  • là động từ bạn thấy khi tra từ điển hay học từ mới.

Vị trí động từ

  • Trong câu trần thuật, động từ luôn ở vị trí số 2 hoặc số 4 (cuối cùng). Vị trí này là qui ước của CLB Tiếng Đức Việt Đức, các bạn tìm đọc các bài về hướng dẫn đặt câu để hiểu rõ hơn.
  • Trong mệnh đề, động từ luôn đứng ở vị trí số 4 (cuối mệnh đề)

Đối với các bạn đang học A1, thì hiểu một cách đơn giản nhất là:

  • Nếu trong câu có một động từ thì nó phải đứng ở vị trí thứ hai.
  • Nếu có hai động từ thì một đứng thứ hai, một đứng thứ 4 (cuối cùng).

Tất nhiên qui tắc này không phải lúc nào cũng đúng khi các bạn học lên cao hơn. Nhưng với trình độ A1 các bạn chỉ cần hiểu đơn giản như vậy là đủ.

Ví dụ:

  • Tiếng Việt nói: „hôm nay tôi đi học tiếng Đức.“ thì người Đức sẽ nói: „hôm nay đi tôi tiếng Đức học.“ (một động từ ở vị trí số 2 và một động từ ở vị trí cuối cùng.)

Không nên viết một câu tiếng Đức có quá nhiều động từ vì như các bạn thấy, vị trí của động từ trong câu rất là chặt chẽ. Nếu bạn viết nhiều động từ trong một câu bạn rất có thể sẽ bị sai ngữ pháp.

Cách tốt nhất bạn hãy tách một câu tiếng Việt có nhiều động từ ra thành nhiều câu.

Ví dụ câu tiếng Việt:

  • „Tuần trước tôi đi Berlin để ăn cưới cô bạn thân.“

Bạn có thể tách câu này ra thành:

  • Tuần trước, tôi đi Berlin.
  • Cô bạn thân của tôi của đám cưới.
  • Chúng tôi tham dự đám cưới một cách rất vui vẻ.

Vị trí trong câu của động từ

Ở phần này, chúng ta nói rõ hơn vị trí cơ bản của động từ trong câu, hoặc mệnh đề.

 1234
  động từ1 động từ2
Trần thuậtTôiđi1tiếng Đứchọc2.
Hỏi ja/nein Đi1tôi tiếng Đứchọc2?
Hỏi W-FragenKhi nàođi1tôi tiếng Đứchọc2?
Mệnh đề tôi tiếng Đứchọc2 đi1,

Lưu ý: Ở bảng trên, từ „vì“ được gọi là „liên từ.“ Chúng ta cần học thuộc các liên từ này để đặt vị trí động từ cho đúng.

Phân loại động từ

Động từ trong tiếng Đức có các loại sau:

  • Ba trợ động từ: sein, haben, werden
  • 6 + 1 động từ khuyết thiếu: möchten (thích), mögen (thích), wollen (muốn), müssen (phải), können (chỉ khả năng), dürfen (chỉ sử cho phép), sollen (rủ rê, khuyên nhủ)
  • Động từ phản thân
  • Động từ tách
  • Động từ thường
  • Hai loại phân từ: phân từ I, phân từ II
  • Động từ đi với giới từ
  • Động từ đi với cách 1
  • Động từ đi với cách 2
  • Động từ đi với cách 3
  • Động từ đi với cách 4
  • Động từ đi trực tiếp với động từ nguyên thể
  • Động từ trong cấu trúc nguyên thể có „zu“
  • Động từ đi với chủ ngữ giả
  • Động từ kết hợp với danh từ

Thời gian của động từ

Thời gian của động từ được chia làm hai loại:

Thời gian thực tế có 6 thì:

Thời gian giả định có 8 thì:

  • Giả định I hiện tại
  • Giả định I quá khứ
  • Giả định I tương lai
  • Giả định I tương lai hoàn thành
  • Giả định II hiện tại
  • Giả định II quá khứ
  • Giả định II tương lai
  • Giả định II tương lai hoàn thành

Hai hình thức của động từ

Động từ có hai hình thức, đó là:

  • Thể chủ động
  • Thể bị động

Bài viết bạn có thể thích:

Tình huống tại khách sạn trong tiếng Đức

Người Đức đặc biệt thích đi du lịch. Nếu bạn sang Đức sinh sống, không sớm thì muộn, bạn cũng sẽ nhiễm thói quen vô cùng đáng yêu này của họ.

Bài 21: Tân ngữ gián tiếp trong tiếng Đức – Dativ

Dùng cách 3, Dativ, tặng cách hay tân ngữ gián tiếp trong tiếng Đức không bao giờ sai nữa sau khi đọc bài viết siêu dễ hiểu này trong 5 phút.

[Nói B2] - Hướng dẫn nói tiếng Đức B2

Phần thi nói tiếng Đức trình độ B2 theo định dạng Goethe gồm hai phần, kéo dài 15 phút, với tổng số điểm 100, trong đó có 16 điểm cho phần phát âm.

Bài 20: Tân ngữ trực tiếp trong tiếng Đức - Akkusativ

Trong tiếng Đức, thành phần nào bị động từ tác động thì được gọi là tân ngữ. Nó thường là tân ngữ trực tiếp hay còn gọi là cách 4, Akkusativ.

Bài 10: Mẫu câu chào hỏi, giới thiệu bản thân đơn giản trong tiếng Đức

Khi bạn đọc đến bài này, có nghĩa là chúng ta đã đi gần hết quá trình luyện phát âm cơ bản dành cho người mới bắt đầu học tiếng Đức rồi.

Mẫu câu tiếng Đức theo chủ đề nơi ở - mein Wohnort

Mẫu câu tiếng Đức theo chủ đề nơi ở - mein Wohnort, một trong những chủ đề trong kì thi nói.

Mẫu câu tiếng Đức theo chủ đề thời tiết

Mẫu câu tiếng Đức theo chủ đề thời tiết gồm các từ vựng và mẫu câu quan trọng giúp bạn làm chủ kì thi nói tiếng Đức trình độ A1, A2.

Bài 5: Ngày tháng năm trong tiếng Đức

Để tiếp tục ôn luyện phần phát âm và phần số trong tiếng Đức, hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu cách nói ngày tháng năm trong tiếng Đức.

Từ vựng tiếng Đức theo chủ đề sở thích

Sở thích là một trong những chủ đề mà bạn hay nói trong cuộc sống. Nó cũng là một chủ đề mà khi đi thi tiếng Đức bạn sẽ gặp phải.

Bạn thấy bài viết này hữu ích không?

5 3 đánh giá
Bình chọn bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Có thể bạn đã bỏ qua

CLB Tiếng Đức Việt Đức
0
Rất thích ý kiến của bạn. Hãy để lại ý kiến bạn nhé.x