Bài 43: Phân từ trong tiếng Đức

0 386

4 phút Chúng ta đã tiếp xúc với phân từ khá sớm khi học về các thì hoàn thành. Tuy nhiên, ứng dụng của nó không chỉ gói gọn trong phạm vi này.

Phân từ trong tiếng Đức

Phân từ trong tiếng Đức

4 phút

Chúng ta đã tiếp xúc với phân từ khá sớm khi học về các thì hoàn thành. Tuy nhiên, ứng dụng của nó không chỉ gói gọn ở trong phạm vi này. Hôm nay, hãy cùng CLB Tiếng Đức Việt Đức tìm hiểu kĩ về phân từ I, phân từ II trong tiếng Đức nhé.

Phân từ là gì?

Phân từ là một dạng của động từ mang tính chất của cả động từ lẫn tính từ. Để dễ nhớ, chúng ta hoàn toàn có thể gọi nó là „động tính từ.“

Phân từ được chia làm hai loại:

  • Phân từ hiện tại, hay còn gọi là phân từ I (Partizip I)
  • Phân từ quá khứ, hay còn gọi là phân từ II (Partizip II)

Ví dụ:

  • Frau Kunze wurde von einer Freundin in ein Café eingeladen. | Cô Kunze được một người bạn mời đến quán cà phê. (eingeladen – phân từ II, dùng trong bị động.)
  • Die beiden haben sich lange nicht mehr gesehen. | Cả hai đã lâu không gặp nhau. (gesehen – phân từ II, dùng trong thì hoàn thành.)
  • Nach ihrer Tasche greifend läuft Frau Kunze zur Tür. | Đưa tay lấy túi xách, cô Kunze chạy ra cửa. (greifend – phân từ I, dùng trong câu phân từ I.)
  • In einem neben der Kommode stehenden Schirmständer steht ein Schirm. | Có một chiếc ô trong giá để ô bên cạnh tủ ngăn kéo. (stehenden – phân từ I, dùng trong cụm danh từ như một tính từ.)
  • Den Wetterbericht gehört, weiß Frau Kunze, dass es heute nicht regnen wird. | Sau khi nghe báo cáo thời tiết, cô Kunze biết rằng hôm nay trời sẽ không mưa. (gehört – phân từ II, dùng trong câu phân từ II.)
  • Deshalb lässt sie den zusammengeklappten Schirm dort stehen und verlässt lächelnd das Haus. | Vì vậy, cô ấy để chiếc ô gấp lại ở đó và rời khỏi nhà với nụ cười. (lächelnd – phân từ I, dùng như một trạng từ, bổ nghĩa cho động từ.)

Phân từ hiện tại (phân từ I)

Cách thành lập

Phân từ I được thành lập bằng cách thêm „d“ vào sau động từ nguyên thể.

  • Ví dụ: lachen -> lachend

Chỉ có hai động từ ngoại lệ duy nhất là: sein và tun:

  • sein -> seiend
  • tun -> tuend

Cách sử dụng phân từ I

Dùng làm trạng từ, tính từ

Phân từ I được sử dụng làm trạng từ (bổ nghĩa cho động từ) hoặc tính từ (bổ nghĩa cho danh từ) mang tính chủ động.

Ví dụ:

  • kochender Mann | người đàn ông đang nấu ăn (chủ động, người đàn ông sinh ra hành động nấu ăn)
  • In einem neben der Kommode stehenden Schirmständer steht ein Schirm. | Có một chiếc ô trong giá để ô bên cạnh tủ ngăn kéo. (chủ động, chiếc giá để ô sinh ra hành động đứng)

Phân từ I được sử dụng làm trạng từ (bổ nghĩa cho động từ) hoặc tính từ (bổ nghĩa cho danh từ) mang nghĩa đang diễn ra.

Ví dụ:

  • kochendes Wasser | nước đang sôi (đang diễn ra)
  • Sie verlässt lächelnd das Haus. | Cô ta rời khỏi nhà với một nụ cười. (đang diễn ra, cô gái vừa đi vừa cười)

Phân từ I được biến thành danh từ

tương tự như cách tính từ biến thành danh từ. Lúc này nó chỉ người thực hiện hành động (chủ động) có trong phân từ.

Ví dụ:

  • der Kochende (der Mann, der kocht) | người đàn ông nấu ăn (người đàn ông, người mà đang nấu ăn)
  • die Kochende (die Frau, die kocht) | người phụ nữ nấu ăn (người phụ nữ, người mà đang nấu)
  • der Lernende (Person, die lernt) | người học
  • die Reisenden (Personen, die reisen) | người đi du lịch

Phân từ I được sử dụng trong câu phân từ I

trong đó, hành động tại mệnh đề phụ được dùng ở phân từ I. Hành động trong mệnh đề phụ xảy ra đồng thời với hành động trong mệnh đề chính.

Ví dụ:

  • Nach ihrer Tasche greifend läuft Frau Kunze zur Tür. | Với lấy túi xách, bà Kunze chạy ra cửa.

Câu ví dụ trên có thể thay cho câu: Frau Kunze läuft zur Tür und greift dabei nach ihrer Tasche.

Ở cách dùng này thường diễn tả khi đang làm cái gì đó thì ta lại làm tiếp một cái gì đó, ví dụ như câu hát: „nhưng bỗng một hôm trên đường ra phố thị tôi gặp người yêu ngày nào.“ Câu này có nghĩa, khi tôi đang trên đường ra phố thì tôi gặp người yêu cũ. Như vậy, khi chúng ta muốn diễn tả một ý tương tự, ta hoàn toàn có thể dùng câu phân từ I.

Ví dụ:

  • Khi tôi đang trên đường ra phố, tôi gặp người yêu cũ.
  • Als ich in die Stadt gegangen bin, habe ich meinen Ex-Freund gesehen. -> In die Stadt gehend habe ich meinen Ex-Freund gesehen.

Lưu ý: Ngoài đuôi phân từ I „d“, khi phân từ I đóng vai trò như một tính từ bổ nghĩa cho danh từ, nó phải được thêm các đuôi tính từ tương tự như các tính từ bình thường.

Ví dụ từ kochen có phân từ I là kochend

  • kochender Mann
  • ein kochender Mann
  • der kochende Mann
  • den kochenden Mann

Phân từ quá khứ (phân từ II)

Cách thành lập

So sánh với phân từ I

Nếu phân từ I diễn tả một hành động đang diễn ra hoặc chủ động thì ngược lại phân từ II diễn tả một hành động đã diễn ra hoặc bị động.

Ví dụ:

Phân từ IPhân từ II
kochendes Wasser | nước sôi đang được nấu trên bếpgekochtes Wasser | nước sôi đã nấu xong rồi
kochender Mann | người nấu ăn (chủ động, người đàn ông sinh ra động từ nấu)gekochter Hund | chó luộc (bị động, con chó bị động từ nấu tác động lên)

Cách sử dụng phân từ II

Đóng vai trò là tính từ hoặc trạng từ

diễn tả một hành động đã xảy ra, hoặc bị động.

Ví dụ:

  • Deshalb lässt sie den zusammengeklappten Schirm dort stehen. | Đó là lý do tại sao cô ta lại để chiếc ô gấp ở đó. (chiếc ô đã được gấp lại trước đó. Trong trường hợp này, phân từ II zusammengeklappt là tính từ, bổ nghĩa cho danh từ chiếc ô.)
  • Der Schirm steht zusammengeklappt im Schirmständer. | Chiếc ô được gấp lại trong giá để ô. (Trong trường hợp này, phân từ II zusammengeklappt là trạng từ, bổ nghĩa cho động từ stehen.)

Phân từ II được biến thành danh từ

tương tự như cách tính từ biến thành danh từ. Lúc này nó chỉ người bị tác động (bị động) hoặc đã thực hiện hành động có trong phân từ.

Ví dụ:

  • die Eingeladene | nữ khách mời (die Frau, die eingeladen wurde/wird – bị động)
  • die Verliebten | những người yêu nhau (die Personen, die sich verliebt haben – đã xảy ra)

Phân từ II được sử dụng trong câu phân từ II

trong đó, hành động tại mệnh đề phụ được dùng ở phân từ II. Hành động trong mệnh đề phụ xảy ra trước hành động trong mệnh đề chính.

Ví dụ:

  • Den Wetterbericht gehört, weiß Frau Kunze, dass es heute nicht regnen wird. | Sau khi nghe dự báo thời tiết, cô Kunze biết rằng hôm nay trời sẽ không mưa.
  • Von einer Freundin eingeladen, verbringt sie den Nachmittag in einem Café. | Được một người bạn mời, cô ấy dành cả buổi chiều ở một quán cà phê.

Ở cách dùng này thường diễn tả sau khi làm cái gì đó thì ta lại làm tiếp một cái gì đó khác, ví dụ: „Sau khi ăn xong tôi uống bia.“ Câu này có nghĩa, khi tôi ăn xong thì tôi uống bia. Như vậy, khi chúng ta muốn diễn tả một ý tương tự, ta hoàn toàn có thể dùng câu phân từ II.

Ví dụ:

  • Sau khi ăn xong, tôi uống bia.
  • Nachdem Ich gegessen hatte, trank ich Bier. -> Gegessen, trank ich Bier.

Lưu ý: Ngoài đuôi phân từ I, khi phân từ II đóng vai trò như một tính từ bổ nghĩa cho danh từ, nó phải được thêm các đuôi tính từ tương tự như các tính từ bình thường.

Ví dụ từ kochen có phân từ II là gekocht

  • gekochter Hund
  • ein gekochter Hund
  • der gekochte Hund
  • den gekochten Hund

Dùng phân từ II cho:

Bài viết bạn có thể thích:

200 tính từ tiếng Đức quan trọng nhất từ A1 đến B1

Tính từ là một từ loại quan trọng trong bất cứ ngôn ngữ nào. Nếu vốn tính từ của bạn nhiều thì bạn sẽ có thể sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt, tinh tế và giàu sức biểu cảm hơn.

Bài 32: Động từ tách trong tiếng Đức

Động từ tách là một trong những đặc trưng rất thú vị trong tiếng Đức. Và khi tìm hiểu chúng xong, các bạn càng cảm thấy thêm yêu tiếng Đức hơn.

Bài 57: Đề viết thư tiếng Đức A1 mẫu

Một số bài thư mẫu tiếng Đức A1 giúp bạn làm quen với các dạng thư. Đọc để ôn lại và hiểu kĩ hơn phần lý thuyết viết thư đã học.

Bài 15: Phân biệt chủ ngữ, động từ, tân ngữ trong câu tiếng Đức

Nếu bạn có thể phân biệt được chủ ngữ, động từ, tân ngữ trong câu, bạn không còn sợ cách 1, cách 2, cách 3, cách 4 trong tiếng Đức nữa.

Flashcard 1000 từ vựng tiếng Đức B1 đang chờ bạn học

Bạn đang học tiếng Đức ở trình độ B1 và muốn nâng cao vốn từ vựng của mình? Bạn đang tìm kiếm một phương pháp học hiệu quả, dễ dàng và thú vị? Bạn muốn có thể giao tiếp tiếng Đức một cách tự tin và lưu loát? Nếu câu trả lời là có, thì bạn không nên bỏ qua...

[Đọc B1] - Làm gì với tiền

„Làm gì với tiền“ là một bài đọc hiểu tiếng Đức thuộc trình độ B1. Qua mỗi bài đọc, bạn có dịp ôn lại từ vựng và củng cố ngữ pháp.

Bài 9: Động từ werden trong tiếng Đức

Không như „sein“ và „haben“, động từ „werden“ là động từ tiếng Đức ít được quan tâm đầy đủ. Đôi khi nó còn bị xếp vào dạng „động từ khuyết thiếu.“

Tự học tiếng Đức

Tự học tiếng Đức là một ý tưởng không tồi. Bạn có thể tự học tiếng Đức tại nhà và có thể làm chủ được nó trong thời gian nhanh chóng.

Từ vựng tiếng Đức theo chủ đề sở thích

Sở thích là một trong những chủ đề mà bạn hay nói trong cuộc sống. Nó cũng là một chủ đề mà khi đi thi tiếng Đức bạn sẽ gặp phải.

Bạn thấy bài viết này hữu ích không?

5 5 đánh giá
Bình chọn bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Có thể bạn đã bỏ qua

CLB Tiếng Đức Việt Đức
0
Rất thích ý kiến của bạn. Hãy để lại ý kiến bạn nhé.x