Bài 50: Mẫu câu tiếng Đức thường dùng

0 394

18 phút Câu tiếng Đức dù đơn giản hay phức tạp đều thuộc một mẫu nào đó. Nắm vững các mẫu câu tiếng Đức thường dùng giúp bạn làm chủ kĩ năng viết.

Mẫu câu tiếng Đức thường dùng

Mẫu câu tiếng Đức thường dùng

18 phút

Câu tiếng Đức dù đơn giản hay phức tạp đều thuộc một mẫu nào đó. Nắm vững các mẫu câu tiếng Đức thường dùng giúp bạn làm chủ kĩ năng viết một cách dễ dàng.

Cách đơn giản để đặt câu tiếng Đức

  • Bước 1: học thuộc các mẫu câu thường dùng trong tiếng Đức.
  • Bước 2: xác định ý mình muốn biểu đạt.
  • Bước 3: chọn một mẫu câu đã học để biểu đạt ý đó.
  • Bước 4: thay thế các từ cần thiết vào mẫu câu có sẵn.

Giả sử ta đã học thuộc các mẫu câu. Bây giờ ta muốn biểu đạt ý: „người yêu tôi là cái cô gái đứng bên cạnh cửa sổ.“

Với ý trên, ta có thể dùng rất nhiều mẫu câu để diễn đạt như sau:

  • Ich liebe die Frau. Sie steht neben dem Fenster.
  • Meine Freundin steht neben dem Fenster.
  • Meine Freundin ist die Frau, die neben dem Fenster steht.
  • Neben dem Fenster steht meine Freundin.
  • Neben dem Fenster steht die Frau, und sie ist meine Freundin.
  • Ich liebe die Frau, die neben dem Fenster steht.
  • Die Frau, die ich liebe, steht neben dem Fenster.
  • Die Frau, die neben dem Fenster steht, ist meine Freundin.
  • Die neben dem Fenster stehende Frau ist meine Freundin.
  • Die neben dem Fenster steht, ist meine Freundin.
  • Meine Freundin ist, die neben dem Fenster steht.

Như vậy, viết một câu tiếng Đức hay bây giờ lại trở thành việc vận dụng tốt những mẫu câu đã học thuộc.

Câu đơn / mệnh đề chính

Đây là loại câu cơ bản và quan trọng bậc nhất. Mọi câu phức tạp khác đều được xây dựng từ những câu đơn. Bạn hãy dành hẳn một tuần để học và tập đặt câu với loại câu này. Nếu coi câu phức tạp hay bài văn như một tòa lâu đài thì câu đơn chính là những viên gạch. Chúng tuy nhỏ nhưng rất cần thiết. Nắm vững câu đơn sẽ nắm vững tất cả những loại câu khác.

Câu đơn một động từ

Câu trần thuật

01234
 Chủ ngữđộng từbổ ngữ. 

Lưu ý:

  • Các từ ở vị trí 1 và 3 có thể đổi chỗ cho nhau. Chủ ngữ không nhất thiết phải đứng thứ 1.

Ví dụ:

  • Ich gehe in die Schule. | Tôi đang đi học.
  • In die Schule gehe ich. | Tôi đang đi học.

Câu hỏi Ja / Nein

01234
  Động từchủ ngữ bổ ngữ? 

Ví dụ:

  • Gehst du in die Schule? | Bạn đang đi học phải không?

Câu hỏi có từ để hỏi W-Fragen

01234
 Từ để hỏiđộng từchủ ngữ bổ ngữ? 

Ví dụ:

  • Wann gehst du in die Schule? | Khi nào bạn đi học?

Câu mệnh lệnh

Cho ngôi „du“
  • Chia động từ ở ngôi du, sau đó bỏ „du“ và đuôi „st“ của động từ, thêm bitte.

Ví dụ:

  • antworten => du antwortest => du antwortest => antworte, bitte.
Cho ngôi „ihr“
  • Chia động từ ở ngôi ihr, sau đó bỏ ihr, thêm bitte.

Ví dụ:

  • antworten => ihr antwortet => ihr antwortet => antwortet, bitte.
Cho ngôi „Sie“ / „wir“
  • Chia động từ ở ngôi Sie hoặc wir, sau đó đảo Sie hoặc wir lên đầu, thêm bitte.

Ví dụ:

  • antworten => Sie /wir antworten => antworten Sie / wir, bitte.
Câu mệnh lệnh với ba động từ „sein“, „haben“, „werden“
Ngôi du
  • sei lieb, bitte. | Hãy tỏ ra dễ mến.
  • Hab keine Angst, bitte. | Đừng sợ.
  • Werde Mitglied, bitte. | Hãy trở thành thành viên.
Ngôi ihr
  • Seid auf der Hut, bitte. | Các bạn hãy cảnh giác nhé.
  • Habt Mitleid, bitte. | Xin các bạn hãy rủ lòng thương.
  • Werdet glücklich, bitte. | Vui vẻ nhé các bạn.
Ngôi Sie
  • Seien Sie vorsichtig, bitte. | Ngài hãy cẩn thận.
  • Haben Sie Erbarmen, bitte. | Xin Ngài thương xót.
  • Werden Sie reich. | Hãy giàu có.
Câu mệnh lệnh cho danh từ
  • Hilfe, bitte. | Xin vui lòng giúp đỡ.
Câu mệnh lệnh dành cho động từ nguyên thể
  • Zimmer aufräumen, bitte. | Hãy dọn phòng đi.
Câu mệnh lệnh dành cho phân từ 2
  • Rauchen verboten, bitte. | Ở đây cấm hút thuốc.
Câu mệnh lệnh dành cho bị động
  • Jetzt wird ins Bett gegangen, bitte. | Giờ thì đi ngủ đi nào.
  • Vor dem Spielen werden die Hausaufgaben gemacht, bitte. | Bài tập về nhà cần phải làm xong trước khi chơi nhé.
Câu mệnh lệnh dùng với „lassen“
  • Lass mich dich lieben4, bitte. | Hãy để tôi yêu em.
  • Lass uns so machen4. | Chúng ta cứ làm vậy nhé.
  • Lass ihn sie lieben4. | Hãy để anh ta yêu cô ấy.

Vị trí của động từ ở các thì

Thể chủ động
 01234
Hiện tại ErisstBrot. 
Hiện tại hoàn thành ErhatBrotgegessen.
Quá khứ ErBrot. 
Quá khứ hoàn thành ErhatteBrotgegessen.
Tương lai ErwirdBrotessen.
Tương lai hoàn thành ErwirdBrotgegessen haben.
Giả định I hiện tại EresseBrot. 
Giả định I quá khứ ErhabeBrotgegessen.
Giả định I tương lai ErwerdeBrotessen.
Giả định I Tương lai HT ErwerdeBrotgegessen haben.
Giả định II hiện tại EräßeBrot. 
Giả định II quá khứ ErhätteBrotgegessen.
Giả định II tương lai ErwürdeBrotessen.
Giả định II tương lai HT ErwürdeBrotgegessen haben.
Thể bị động
 01234
Hiện tại Das Brotwird gegessen.
Hiện tại hoàn thành Das Brotist gegessen worden.
Quá khứ Das Brotwurde gegessen.
Quá khứ hoàn thành Das Brotwar gegessen worden.
Tương lai Das Brotwird gegessen werden.
Tương lai hoàn thành Das Brotwird gegessen worden sein.
Giả định I hiện tại Das Brotwerde gegessen.
Giả định I quá khứ Das Brotsei gegessen worden.
Giả định I tương lai Das Brotwerde gegessen werden.
Giả định I Tương lai HT Das Brotwerde gegessen worden sein.
Giả định II hiện tại Das Brotwürde gegessen.
Giả định II quá khứ Das Brotwäre gegessen worden.
Giả định II tương lai Das Brotwürde gegessen werden.
Giả định II tương lai HT Das Brotwürde gegessen worden sein.

Câu đơn hai động từ đi với nguyên thể

Trong những bài học đầu tiên, chúng ta thường chấp nhận hai sự thật sau:

  • Nếu câu tiếng Đức có một động từ, thì động từ ở vị trí thứ hai.
  • Nếu có hai động từ, thì một động từ ở vị trí thứ hai, và một động từ đứng cuối cùng, ở dạng nguyên thể.

Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng. Trường hợp trên chỉ đúng với một số từ. Ta xếp các từ này vào nhóm: „Câu đơn hai động từ đi với nguyên thể.“

Vị trí của các từ trong câu

01234
 Chủ ngữđộng từbổ ngữđộng từ nguyên thể.

Lưu ý:

  • Các từ ở vị trí 1 và 3 có thể đổi chỗ cho nhau. Chủ ngữ không nhất thiết phải đứng thứ 1.
  • Các động từ đứng ở vị trí thứ 2 phải thuộc loại dưới đây:

Động từ khuyết thiếu dürfen, können, mögen, müssen, sollen, wollen

  • Klaus möchte die Spinne fangen. | Klaus muốn bắt con nhện.

Động giác quan sehen, hören, spüren, fühlen

  • Susi sieht eine Spinne von der Decke krabbeln. | Susi nhìn thấy một con nhện bò trên chăn.
  • Klaus hört Susi laut aufschreien. | Klaus nghe thấy Susi thét to lên.

Động từ chuyển động gehen, kommen, fahren, laufen, …

  • Susi läuft Hilfe holen. | Susi chạy đi tìm sự giúp đỡ.
  • Klaus kommt Susi besuchen. | Klaus tới thăm Susi.

Động từ finden, haben đi với một địa điểm

  • Susi fand die Spinne vor ihrem Gesicht hängen. | Susi thấy con nhện treo lơ lửng trước mặt cô ta.
  • Susi hat ihren Teller auf dem Tisch stehen. | Susi để cái đĩa của cô ấy lên bàn.
  • Ich habe den Wagen vor der Tür stehen. | Tôi để xe trước cửa.
  • Ich habe noch ein schwarzes Kleid im Schrank hängen. | Tôi vẫn còn một chiếc váy đen treo trong tủ.
  • Er hat seine Mutter bei sich wohnen. | Anh ta có mẹ sống cùng.
  • Sie hat viel Geld auf der Bank liegen. | Cô ta có rất nhiều tiền để trong ngân hàng.
  • Was hast du denn alles in deiner Tasche stecken? | Bạn có gì trong túi?

Động từ sein diễn tả sự vắng mặt hoặc đang diễn ra

Đây là một hiện tượng ngữ pháp ít khi gặp. Nó được dùng để diễn tả:

Nhấn mạnh sự tiếp diễn
  • Ich bin einkaufen. | Tôi đang đi mua sắm.
Diễn tả sự vắng mặt bất thường
  • Sự vắng mặt bất thường được hiểu là: lẽ ra sự vật sự việc phải ở một nơi xác định nào đó.

Ví dụ A đến nhà B chơi nhưng không thấy B ở nhà. A gọi điện cho B:

  • A: Wo bist Du? | Bạn đang ở đâu?
  • B: Ich bin einkaufen. | Tôi đang đi chợ.

Động từ schicken

  • Susi schickt Klaus die Spinne entfernen. | Susi phái Klaus đi giết nhện.

Động từ bleiben

Diễn tả trạng thái giữ nguyên, không thay đổi.

  • Die Spinne bleibt vor ihrem Gesicht hängen. | Con nhện vẫn treo lơ lửng trước mặt cô ta.
  • Ich bleibe dich lieben. | Anh vẫn mãi yêu em.

Động từ lassen

Nếu là động từ thường, nó có nghĩa là từ bỏ:
  • Ich lasse das Rauchen. | Tôi bỏ hút thuốc.
Hoặc đặt để
  • Kannst Du mich hier allein lassen? | Anh có thể để em ở đây một mình được không?
Khi nhờ ai làm cái gì đó.
  • Ich lasse mein Fahrrad reparieren. | Tôi sửa xe đạp (tôi mang ra tiệm sửa xe chứ không phải tôi tự tay sửa.)
Diễn tả sự cho phép.
  • Schatz, lass mich dich lieben, bitte. | Cho phép anh yêu em nhóe, cưng ơi. (Xem phần câu mệnh lệnh với lassen.)
Mang nghĩa bị động khi là động từ phản thân.
  • Mein Fahrrad lässt sich reparieren. | Xe đạp của tôi (sẽ) được sửa.

Cách đặt câu hỏi

Tương tự như cách đặt câu hỏi của câu đơn một động từ.

Ví dụ:

  • Möchte Klaus die Spinne fangen? | Klaus có muốn bắt con nhện không?
  • Wann möchte Klaus die Spinne fangen? | Khi nào Klaus muốn bắt con nhện?

Cách đặt câu mệnh lệnh

Tương tự cách đặt câu mệnh lệnh của câu đơn một động từ.

Ví dụ:

  • Geh Deutsch lernen, bitte. | Đi học tiếng Đức đi.

Vị trí của động từ ở các thì

Thể chủ động
 01234
Hiện tại ErgehtBrotessen.
Hiện tại hoàn thành EristBrotessen gegangen.
Quá khứ ErgingBrotessen.
Quá khứ hoàn thành ErwarBrotessen gegangen.
Tương lai ErwirdBrotessen gehen.
Tương lai hoàn thành ErwirdBrotessen gegangen sein.
Giả định I hiện tại ErgeheBrotessen.
Giả định I quá khứ ErseiBrotessen gegangen.
Giả định I tương lai ErwerdeBrotessen gehen.
Giả định I Tương lai HT ErwerdeBrotessen gegangen sein.
Giả định II hiện tại ErgingeBrotessen.
Giả định II quá khứ ErwäreBrotessen gegangen.
Giả định II tương lai ErwürdeBrotessen gehen.
Giả định II tương lai HT ErwürdeBrotessen gegangen sein.

Câu đơn hai động từ: „zu“ cộng với nguyên thể

Nếu không có động từ nào thuộc nhóm trên, ta phải thêm „zu“ trước động từ nguyên thể trong những trường hợp nêu ở dưới.

Vị trí các từ trong câu

01234
 Chủ ngữđộng từbổ ngữ + zunguyên thể.

Lưu ý:

  • Các từ ở vị trí 1 và 3 có thể đổi chỗ cho nhau. Chủ ngữ không nhất thiết phải đứng thứ 1.
  • „zu“ đứng ngay trước động từ nguyên thể.

Cách đặt câu

Để đặt câu dạng này một cách chính xác, chúng ta làm như sau:

  • Tách ra thành nhiều câu đơn. Mỗi câu một động từ.

Ví dụ câu: Tôi thử ăn một thứ gì đó. Câu này có hai động từ „cố“ và „ăn. Ta tách thành hai câu:

  • Tôi thử. | Ich versuche.
  • Tôi ăn một thứ gì đó. | Ich esse etwas.

Sau đó ta xét từ câu hai trở đi. Nếu:

Chủ ngữ của câu thứ 2 giống với chủ ngữ của câu thứ nhất

Bước 1: Viết lại câu thứ nhất, kết thúc bằng một dấu phẩy.
  • Ich versuche,
Bước 2: Tìm động từ vị trí thứ hai của câu hai để xuống cuối cùng. Thêm „zu“ vào trước.
  • Ich versuche, …………………… zu essen.
Bước 3: Đặt những từ còn lại của câu hai vào vị trí ….
  • Ich versuche, etwas zu essen.

Ví dụ thực hành

Dịch câu: Tôi rất vui khi nhận được thư của bạn.

Bước 0: tách thành hai câu.
  • Tôi rất vui. | Ich habe mich sehr gefreut.
  • Tôi nhận được thư của bạn. | Ich habe deinen Brief bekommen.
  • Ta thấy chủ ngữ của câu hai giống với chủ ngữ của câu một.
Bước 1: Viết lại câu thứ nhất, kết thúc bằng một dấu phẩy.
  • Ich habe mich sehr gefreut,
Bước 2: Đưa động từ vị trí thứ hai của câu hai xuống cuối cùng. Thêm „zu“ vào trước.
  • Ich habe mich sehr gefreut, ……………………………………. zu haben.
Bước 3: Đặt những từ còn lại của câu hai vào vị trí …
  • Ich habe mich sehr gefreut, deinen Brief bekommen zu haben.

Chủ ngữ của câu hai giống với tân ngữ của câu một

Ví dụ câu: Tôi yêu cầu người phụ nữ đó không hút thuốc trong nhà hàng.

Bước 0: Tách ra làm hai câu.
Bước 1: Viết lại câu thứ nhất, kết thúc bằng dấu phẩy.
Bước 2: Tìm động từ vị trí thứ hai của câu hai để xuống cuối cùng. Thêm „zu“ vào trước.
Bước 3: Đặt những từ còn lại của câu hai vào vị trí ….

haben và sein trong cấu trúc „zu“

Trong cấu trúc này, haben và sein đóng vai trò như một động từ khuyết thiếu mang nghĩa „có thể“, „phải.“

Ví dụ:

  • Du hast dich anständig zu benehmen. = Du musst dich anständig benehmen. | Bạn phải cư xử đúng mực.
  • Du hast die Gäste nicht in die Küche hereinzulassen. = Du darfst die Gäste nicht in die Küche hereinlassen. | Bạn không nên để khách vào bếp.
  • Ich habe mich nicht zu verteidigen. = Ich brauche mich nicht zu verteidigen. | Tôi không cần phải tự bảo chữa.
  • Hier hat er überhaupt nichts zu bestimmen. = Hier kann er überhaupt nichts bestimmen. | Ở đây anh ta không thể xác định được gì cả.
  • Die Matheaufgabe ist schnell zu lösen. = Die Matheaufgabe kann / muss schnell gelöst werden. | Bài toán có thể / phải được giải quyết một cách nhanh chóng.
  • Die Gefahr ist nicht zu unterschätzen. = Die Gefahr darf nicht unterschätzt werden. | Không được đánh giá thấp sự nguy hiểm.

Một số từ khác bị biến đổi nghĩa khi dùng với cấu trúc „zu“

scheinen | tỏa sáng –> gây ấn tượng, có vẻ như, chuẩn bị
  • Die Sonne scheint. | Mặt trời tỏa sáng.
  • Die Spinne scheint anzugreifen. Con nhện cho thấy nó chuẩn bị tấn công.
brauchen | cần -> phải
  • Susi braucht Hilfe. | Susi cần sự giúp đỡ.
  • Susi braucht keine Angst zu haben. | Susi không cần phải sợ hãi.
pflegen | chăm sóc –> làm cái gì đó thường xuyên
  • Klaus pflegt Susi gesund. | Klaus chăm sóc Susi khỏe mạnh.
  • Susi pflegt nachmittags Pudding zu essen. | Susi thường ăn Pudding vào buổi chiều.
wissen | biết –> có thể
  • Eigentlich weiß Susi, dass Spinnen harmlos sind. | Thực sự Susi biết rằng nhện là vô hại.
  • Susi weiß sich nicht zu helfen. | Susi không thể tự giúp đỡ bản thân.
verstehen | hiểu –> có thể
  • Die Spinne versteht kein Deutsch. | Nhện không hiểu tiếng Đức.
  • Klaus versteht mit Spinnen umzugehen. | Klaus có thể xử lý với nhện.
gedenken | tưởng nhớ -> chuẩn bị
  • Wir gedenken der Opfer. | Chúng tôi tưởng nhớ các nạn nhân.
  • Was gedenkst du mit der Spinne zu tun? | Bạn chuẩn bị làm gì với nhện?
kommen | tới -> zu sprechen kommen: thảo luận
  • Klaus kommt ins Zimmer. | Klaus đi vào trong phòng.
  • Auf die Spinne kommen wir noch zu sprechen. | Về loài nhện, chúng tôi vẫn còn thảo luận chán chê.

Chủ ngữ câu hai không giống với chủ ngữ hay tân ngữ của câu một

Trường hợp này ta không thể sử dụng cấu trúc „zu“ + nguyên thể được, mà phải chuyển qua cấu trúc câu mệnh đề với liên từ „damit“ hoặc „dass.“

Động từ lernen, helfen, lehren dùng được với cả hai trường hợp trên

  • Das Kind lernt laufen. | Đứa trẻ học đi.
  • Ich lerne, fehlerfrei zu schreiben. | Tôi học cách viết không mắc lỗi.
  • Ich helfe dir tragen. | Tôi sẽ giúp bạn khiêng.
  • Klaus hilft Susi, die Spinne zu entfernen. | Klaus giúp Susi giết nhện.

Cách đặt câu hỏi

Tương tự như cách đặt câu hỏi của câu đơn một động từ.

Ví dụ:

  • Bittest Du die Frau, im Restaurant nicht zu rauchen? | Bạn có yêu cầu người phụ nữ đó không được hút thuốc trong nhà hàng không?
  • Wo bittest Du die Frau, nicht zu rauchen? | Bạn yêu cầu người phụ nữ đó không hút thuốc ở đâu?

Cách đặt câu mệnh lệnh

Tương tự như cách đặt câu mệnh lệnh của câu đơn một động từ.

Ví dụ:

  • Bitt die Frau, im Restaurant nicht zu rauchen, bitte. | Hãy yêu cầu người phụ nữ đó không hút thuốc trong nhà hàng.

Phân biệt cấu trúc „um … zu …“ với cấu trúc „zu“ + nguyên thể

Cấu trúc zu + nguyên thể được dùng khi không thể dùng trực tiếp cấu trúc động từ + nguyên thể.

Ví dụ:

  • Ich versuche, etwas zu essen. | Tôi cố ăn một thứ gì đó.

Do không thể nói „ich versuche etwas essen.“ được nên ta sử dụng cấu trúc zu + nguyên thể như đề cập ở trên.

Cấu trúc „um … zu …“ mang nghĩa là „để.“ Khi câu tiếng Việt có từ „để“, ta sẽ nghĩ ngay đến cấu trúc „um … zu …“

Ví dụ:

  • Tôi sinh ra để yêu em. | Ich bin geboren, um dich zu lieben.
  • Tôi đến thư viện để đọc sách. | Ich gehe in die Bibliothek, um Buch zu lesen.
  • Tôi học tiếng Đức để sang Đức làm việc. | Ich lerne Deutsch, um in Deutschland zu arbeiten.

Cách đặt câu „um … zu …“

Cách đặt câu „um … zu …“ hoàn toàn giống với cách đặt câu „zu“ + nguyên thể. Nó gồm bốn bước:

Ví dụ với câu: tôi học tiếng Đức để sang Đức làm việc.
Bước 0: Tách ra làm hai câu.
  • Tôi học tiếng Đức. | Ich lerne Deutsch.
  • Tôi làm việc tại Đức. | Ich arbeite in Deutschland.
  • Ta thấy chủ ngữ câu hai giống với chủ ngữ hoặc tân ngữ câu một.
  • Và câu có từ „để.“
Bước 1: Viết lại câu thứ nhất, kết thúc bằng dấu phẩy. Thêm „um … zu …“ ngay sau dấu phẩy.
  • Ich lerne Deutsch, um ………………. zu …………….
Bước 2: Tìm động từ vị trí thứ hai của câu hai để xuống cuối cùng sau „zu.“
  • Ich lerne Deutsch, um ………………………………………. zu arbeiten.
Bước 3: Đặt những từ còn lại của câu hai vào vị trí …. sau „um“ và trước „zu.“
  • Ich lerne Deutsch, um in Deutschland zu arbeiten.
Lưu ý:
  • Nếu chủ ngữ câu hai không giống với chủ ngữ hoặc tân ngữ của câu một, ta phải dùng cấu trúc „damit“ để thay thế.
Ví dụ:
  • Ich bin geboren, um dich zu lieben. | Tôi sinh ra để yêu em. (Giống chủ ngữ -> dùng cấu trúc „um … zu …“)
  • Ich bin geboren, damit du mich liebst. | Tôi sinh ra để em yêu tôi. (Khác chủ ngữ -> dùng cấu trúc „damit.“)

Ví dụ thực hành

Dịch câu: Bố mẹ tôi đến nhà tôi để chăm sóc các cháu.

Bước 0: Tách ra làm hai câu.

  • Bố mẹ tôi đến nhà tôi. | Meine Eltern kommen zu meinem Haus.
  • Bố mẹ tôi chăm sóc các cháu. | Meine Eltern kümmern sich um meine Kinder.
  • Ta thấy chủ ngữ câu hai giống với chủ ngữ hoặc tân ngữ câu một.
  • Và câu có từ „để.“

Bước 1: Viết lại câu thứ nhất, kết thúc bằng dấu phẩy. Thêm „um … zu …“ ngay sau dấu phẩy.

  • Meine Eltern kommen zu meinem Haus, um ………………. zu …………….

Bước 2: Tìm động từ vị trí thứ hai của câu hai để xuống cuối cùng sau „zu.“

  • Meine Eltern kommen zu meinem Haus, um ………………………………………. zu kümmern.

Bước 3: Đặt những từ còn lại của câu hai vào vị trí …. sau „um“ và trước „zu.“

  • Meine Eltern kommen zu meinem Haus, um sich um meine Kinder zu arbeiten.

Ta thấy:

  • Câu trên có hai từ „um“
  • Từ „um“ đầu tiên là của cấu trúc „um … zu …“
  • Từ „um“ thứ hai là của động từ kümmern.
  • Nếu mới học mà không làm lần lượt từng bước như trên ta sẽ rất dễ bỏ sót một từ „um.“

Không có gì giữa um … và zu … ta vẫn phải giữ nguyên cấu trúc um … zu …

Ví dụ:

  • Tôi ăn để sống. | Ich esse, um zu lieben.
  • Tôi sống để ăn. | Ich lebe, um zu essen.

Lồng các câu zu và um … zu … với nhau

Chúng ta hoàn toàn có thể lồng nhiều câu zu và um zu vào với nhau.

Ví dụ 1:

  • Tôi nhờ bố mẹ đến nhà tôi để chăm sóc các cháu.
Bước 0: tách câu
  • Tôi nhờ bố mẹ. | Ich bitte meine Eltern.
  • Bố mẹ đến nhà tôi. | Meine Eltern kommen zu meinem Haus.
  • Bố mẹ trông các cháu. | Meine Eltern kümmern sich um meine Kinder.
  • Chủ ngữ câu ba giống chủ ngữ câu hai và tân ngữ câu một.
  • Chủ ngữ câu hai giống tân ngữ câu một.
  • Có một từ „để.“
Bước 1: giữ nguyên câu một. Ghép câu ba với câu hai
  • Ich bitte meine Eltern.
  • Meine Eltern kommen zu meinem Haus, um sich um meine Kinder zu kümmern.
Bước 2: viết lại câu một, đánh dấu phẩy. Đặt động từ ở vị trí thứ hai xuống cuối vế, thêm zu vào trước.
  • Ich bitte meine Eltern, …………… zu kommen, um sich um meine Kinder zu kümmern.
Bước 3: thêm các từ còn lại vào vị trí …
  • Ich bitte meine Eltern, zu meinem Hause zu kommen, um sich um meine Kinder zu kümmern.

Ví dụ 2:

  • Tôi học tiếng Đức để bay sang Đức (để) làm việc.

Bước 0: tách câu

  • Tôi học tiếng Đức. | Ich lerne Deutsch.
  • Tôi bay sang Đức. | Ich fliege nach Deutschland.
  • Tôi làm việc. | Ich arbeite.
  • Chủ ngữ câu ba giống chủ ngữ câu hai và chủ ngữ câu một.
  • Chủ ngữ câu hai giống chủ ngữ câu một.
  • Có hai từ „để.“

Bước 1: giữ nguyên câu một. Ghép câu ba với câu hai

  • Ich lerne Deutsch.
  • Ich fliege nach Deutschland, um zu arbeiten.

Bước 2: viết lại câu một, đánh dấu phẩy. Thêm um … zu … Đặt động từ ở vị trí thứ hai xuống cuối vế, giữa um … zu …

  • Ich lerne Deutsch, um …………… zu fliegen, um zu arbeiten.

Bước 3: thêm các từ còn lại vào vị trí …

  • Ich lerne Deutsch, um nach Deutschland zu fliegen, um zu arbeiten.

Lưu ý: hạn chế lạm dụng các câu phức tạp trong khi viết.

Cách đặt câu hỏi và câu mệnh lệnh

Tương tự như các mẫu câu trên.

Ví dụ:

  • Lernst du Deutsch, um nach Deutschland zu fliegen, um zu arbeiten? | Bạn học tiếng Đức để bay sang Đức làm việc phải không?
  • Lern Deutsch, um nach Deutschland zu fliegen, um zu arbeiten, bitte. | Hãy học tiếng Đức để bay sang Đức làm việc.

Câu ghép

  • Câu ghép là câu được ghép từ nhiều câu đơn lại với nhau.
  • Các câu đơn có thể đứng độc lập mà vẫn có nghĩa.
  • Từ nối giữa các câu thuộc nhóm đứng vị trí 0, 1, 3.
  • Vị trí của các từ trong từng câu ghép tuân theo qui tắc của câu đơn.

Ví dụ:

  • Sie wollte ihre Eltern besuchen, und ich bin mitgegangen. | Cô ta muốn đi thăm bố mẹ, và tôi cũng đi cùng.
  • Sie war auch im Kino, aber ich habe sie nicht gesehen. | Cô ta cũng ở rạp, nhưng tôi không thấy cô ta.
  • Er hat alles aufs falsche Pferd gesetzt, deshalb kann er er die Miete nicht bezahlen. | Anh ta đặt cược vào con ngựa sai, đó là lý do tại sao anh ta không thể trả tiền thuê nhà.
  • Sie ist nicht sehr zuverlässig, wir lieben sie trotzdem. | Cô ta không đáng tin cậy lắm, mặc dù vậy chúng tôi vẫn yêu cô ấy.

Câu mệnh đề

Mệnh đề là gì?

  • Mệnh đề là một câu không đầy đủ ý nghĩa khi đứng một mình.
  • Mệnh đề cũng có đủ chủ ngữ, động từ, bổ ngữ như một câu hoàn chỉnh.
  • Mệnh đề thường được bắt đầu bằng một liên từ ở vị trí số hai hoặc một giới từ đi kèm với liên từ ở vị trí số hai.

Ví dụ:

  • Ich liebe dich. | Tôi yêu em. (Đây là một câu hoàn chỉnh, vì nó có thể đứng độc lập được.)
  • Wenn ich dich liebe, … | Nếu tôi yêu em, … (Đây là một mệnh đề, vì nó không thể đứng độc lập mà diễn tả đầy đủ ý nghĩa được.)

Đặc điểm của mệnh đề

Đặc điểm lớn nhất của mệnh đề đó chính là:

  • Động từ ở vị trí cuối cùng (số 4)

Vị trí động từ trong mệnh đề

 01234
1 động từ  Weilich um 8 Uhr in die Schulegehe,
2 động từ  Weilich um 8 Uhr in die Schulegehen kann,
2 động từ „zu“  Weilichversuche,
    um 8 Uhr in die Schulezu gehen,
2 động từ „um zu“  Weilich um 8 Uhraufstehe,
    um in die Schule zugehen,

Cách viết mệnh đề đúng

  • Bước 1: viết ở dạng bình thường
  • Bước 2: đưa động từ ở vị trí thứ hai xuống cuối

Ví dụ:

 01234
Bình thường Ichkanndichlieben.
Mệnh đề  weilich dichlieben kann,

Cấu tạo của câu mệnh đề

Câu mệnh đề là câu gồm hai phần:

  • Mệnh đề chính (câu hoàn chỉnh.)
  • Mệnh đề phụ (câu có liên từ ở vị trí thứ hai đứng trước.)
  • Khi câu tiếng Việt có từ „mà“ hoặc có thể thêm từ „mà“ thì nó rất có thể chính là câu mệnh đề trong tiếng Đức.

Ví dụ:

  • 90% chị em phụ nữ (mà) làm việc văn phòng yêu thích mua sắm trên mạng.

Vị trí của hai mệnh đề chính phụ

Nếu mệnh đề chính đứng trước

Lúc này, mọi qui tắc diễn ra bình thường.

  • Động từ mệnh đề chính đứng thứ 2 như đã học ở trên.
  • Động từ mệnh đề phụ đứng cuối cùng như đã học ở trên.

Ví dụ:

  • Ich mache das alles, weil ich dich liebe. | Tôi làm điều này vì tôi yêu em.

Nếu mệnh đề phụ đứng trước

Lúc này:

  • Động từ của mệnh đề chính phải đảo lên trước.
  • Động từ của mệnh đề phụ vẫn đứng cuối cùng như đã học ở trên.
  • Nhìn vào câu ta thấy động từ của hai mệnh đề đứng cạnh nhau và được ngăn cách bằng một dấu phẩy.

Ví dụ:

  • Weil ich dich liebe, mache ich das alles. | Vì tôi yêu em nên tôi làm điều này.

Câu hỏi gián tiếp

Câu hỏi gián tiếp và mệnh đề phụ bắt đầu bằng một từ để hỏi rất giống nhau.

Ví dụ:

  • Ich möchte gern wissen, wo du wohnst. | Tôi muốn biết bạn sống ở đâu. (Câu hỏi gián tiếp.)
  • Hanoi, wo ich wohne, ist sehr schön. | Hà Nội, nơi tôi sống, rất đẹp. (Câu mệnh đề.)

Đặc điểm của câu hỏi gián tiếp

  • Là một câu mệnh đề.
  • Không có dấu chấm hỏi ở cuối câu.

Thành lập câu hỏi gián tiếp

Câu có từ để hỏi
  • Ta chỉ việc đưa động từ xuống cuối câu.

Ví dụ:

  • Wo wohnst du? | Bạn sống ở đâu? (Câu hỏi trực tiếp.)
  • Ich möchte gern wissen, wo du wohnst. (Câu hỏi gián tiếp.)
Câu không có từ để hỏi
  • Ta mượn liên từ „ob“ đứng đầu mệnh đề, sau đó đưa động từ xuống cuối câu.

Ví dụ:

  • Liebst du mich? | Anh có yêu em không? (Câu hỏi trực tiếp.)
  • Ich möchte gern wissen, ob du mich liebst. | Em muốn biết rằng, liệu anh có yêu em không? (Câu hỏi gián tiếp.)

Mệnh đề phụ với liên từ là từ để hỏi

Chúng ta có thể dùng các từ để hỏi và từ „ob“ để thành lập mệnh đề phụ.

Ví dụ:

  • Was isst du? | Bạn ăn gì?
  • Ich esse, was du isst. | Tôi ăn những gì bạn ăn.
  • Wen liebst du? | Bạn yêu ai?
  • Ich liebe, wen du liebst. | Tôi yêu những ai bạn yêu.
  • Wir haben uns das erste Mal in einem Restaurant gesehen. | Chúng tôi đã gặp nhau lần đầu tiên tại một nhà hàng.
  • Erinnerst du dich ans Restaurant, wo wir uns das erste Mal gesehen haben? | Bạn có nhớ cái nhà hàng, nơi mà chúng mình gặp nhau lần đầu tiên không?

Cách đặt câu

  • Ví dụ câu: cái gì (người ta) không thể mua được bằng tiền (thì người ta) có thể mua được bằng nhiều tiền hơn.
Bước 0: tách thành nhiều câu đơn theo số lượng động từ.
  • Cái gì người ta không thể mua được bằng tiền? | Was kann man mit Geld nicht kaufen?
  • Người ta có thể mua được bằng nhiều tiền hơn. | Man kann mit mehr Geld kaufen.
Bước 1: đổi câu hỏi thành mệnh đề phụ
  • Was kann man mit Geld nicht kaufen? -> Was man mit Geld nicht kaufen kann, …
Bước 2: ghép mệnh đề phụ với câu còn lại (mệnh đề chính)
  • Was man mit Geld nicht kaufen kann, kann man mit mehr Geld kaufen.
  • Man kann mit mehr Geld kaufen, was man mit Geld nicht kaufen kann.

Mệnh đề „egal, ob“

Liên từ kép „egal, ob“ mang nghĩa là „cho dù“

Ví dụ:

  • Egal, ob Du arm bist oder reich. Niemals soll uns etwas trennen. Wir werden uns immer Freunde nennen. | Dù bạn giàu hay nghèo, không có gì có thể chia cắt đôi ta. Chúng mình mãi mãi gọi nhau là bạn.

Mệnh đề phụ với liên từ „damit“

Cách dùng

Khi câu có nghĩa là „để“ nhưng:

  • Chủ ngữ của vế hai không giống với chủ ngữ của vế một
  • Hoặc chủ ngữ của vế hai không giống với tân ngữ của vế một

ta phải dùng cấu trúc „damit“ thay vì cấu trúc „um … zu …“

Ví dụ:
  • Tôi sinh ra để yêu em. | Ich bin geboren, um dich zu lieben. (dùng um … zu … vì giống chủ ngữ „tôi.“)
  • Tôi sinh ra để em yêu tôi. | Ich bin geboren, damit du mich liebst. (dùng damit vì chủ ngữ vế hai là „em“ không giống với chủ ngữ hay tân ngữ vế một.)

Mệnh đề phụ với liên từ „dass“

Cách dùng
  • Liên từ „dass“ có nghĩa là „rằng“
  • Nó chỉ được dùng trong câu trần thuật.
  • Trong câu hỏi gián tiếp, ta dùng từ „ob“ thay thế.

Ví dụ:

  • Ich bitte die Frau, dass sie im Restaurant nicht raucht. | Tôi yêu cầu người phụ nữ đó rằng cô ta không được hút thuốc trong nhà hàng.

Liên hệ giữa câu „dass“ và câu nguyên thể có „zu“

Cách nhận biết

Ta có thể chuyển câu „dass“ sang câu „zu“ nếu:

  • Chủ ngữ của mệnh đề „dass“ giống với tân ngữ
  • hoặc chủ ngữ của mệnh đề chính.

Ví dụ:

  • Xét câu: Ich bitte die Frau, dass sie im Restaurant nicht raucht. Ta thấy:
  • Chủ ngữ của vế dass là „sie“ giống với tân ngữ „die Frau“ của mệnh đề chính.
Cách chuyển đổi

Bước 0: viết lại vế chính

  • Ich bitte die Frau,

Bước 1: bỏ dass, chủ ngữ, thêm zu trước động từ cuối cùng, và viết nó thành nguyên thể

  • Ich bitte die Frau, im Restaurant nicht zu rauchen.

Mệnh đề phụ phụ thuộc

Mệnh đề phụ thuộc là:

  • Tất cả các mệnh đề ở trên
  • và các mệnh đề được bắt đầu bằng liên từ có vị trí thứ hai.

Các liên từ ở vị trí thứ hai như:

  • weil | bởi vì
  • obwohl | mặc dù
  • v.v.

Các bạn xem phần „liên từ trong tiếng Đức“ để nắm rõ thêm.

Mệnh đề quan hệ

Mệnh đề quan hệ là gì?

  • Mệnh đề quan hệ là một mệnh đề cung cấp thêm thông tin cho một danh từ, hoặc một đại từ trong câu.
  • Nó có thể ở giữa hoặc cuối câu, ngay sau cụm từ mà nó bổ sung ý nghĩa, và được ngăn cách bởi dấu phẩy.
  • Câu tiếng Việt thường có từ „mà“ hoặc có thể thêm từ „mà.“

Ví dụ:

  • 90% phụ nữ (người mà) làm việc văn phòng đều thích mua sắm trên mạng. | 90% der Frauen, die im Büro arbeiten, kaufen sehr gern online ein.

Ở câu trên, mệnh đề „người mà làm việc văn phòng“ bổ sung ý nghĩa cho cụm danh từ 90% phụ nữ.

Thành lập mệnh đề quan hệ

  • Mệnh đề quan hệ được bắt đầu bằng một đại từ quan hệ.
  • Đại từ quan hệ đứng ngay sau cụm từ mà nó bổ sung ý nghĩa.
  • Đại từ quan hệ bị chi phối bởi giống, số, cách.
  • Giống và số của đại từ quan hệ do cụm từ mà nó bổ sung ý nghĩa quyết định.
  • Cách của đại từ quan hệ do giới từ hoặc động từ của mệnh đề quan hệ quyết định.
  • Sở hữu cách của đại từ quan hệ cụm từ mà nó bổ sung ý nghĩa quyết định.
Ví dụ chủ cách:
  • Der Mann, der dich gestern am Bahnhof abgeholt hat, ist mein Mann. | Người đàn ông, (người mà) đón bạn ở sân ga hôm qua là chồng tôi.

Câu trên có:

  • Đại từ quan hệ là „der.“
  • Mệnh đề quan hệ là: „der dich gestern am Bahnhof abgeholt hat.“
  • Mệnh đề này bổ nghĩa cho cụm „der Mann“ nên nó đứng ngay sau cụm từ này.
  • Đại từ quan hệ „der“ là số ít, giống đực, tương tự cụm „der Mann“ mà nó bổ sung ý nghĩa.
  • Trong mệnh đề quan hệ, đại từ quan hệ „der“ sinh ra hành động „đón“, nên nó được chia ở chủ cách (tức là chủ ngữ của mệnh đề.)
Ví dụ tân ngữ trực tiếp:
  • Der Mann, den du gestern am Bahnhof abgeholt hast, ist mein Mann. | Người đàn ông, (người mà) bạn đón ở sân ga hôm qua là chồng tôi.

Câu trên có:

  • Đại từ quan hệ là „den.“
  • Mệnh đề quan hệ là: „den du gestern am Bahnhof abgeholt hast.“
  • Mệnh đề này bổ nghĩa cho cụm „der Mann“ nên nó đứng ngay sau cụm từ này.
  • Đại từ quan hệ „den“ là số ít, giống đực, tương tự cụm „der Mann“ mà nó bổ nghĩa.
  • Trong mệnh đề quan hệ, đại từ quan hệ „den“ bị hành động „đón“ tác động trực tiếp, nên nó được chia ở đối cách (tức tân ngữ trực tiếp.)
Ví dụ tân ngữ gián tiếp:
  • Der Mann, dem du gestern die ganze Nacht von deinem Leben erzählt hast, ist mein Mann. | Người đàn ông, (người mà) bạn đã tâm sự suốt đêm qua về cuộc đời mình là chồng tôi.

Câu trên có:

  • Đại từ quan hệ là „dem.“
  • Mệnh đề quan hệ là: „dem du gestern die ganze Nacht von deinem Leben erzählt hast.“
  • Mệnh đề này bổ nghĩa cho cụm „der Mann“ nên nó đứng ngay sau cụm từ này.
  • Đại từ quan hệ „dem“ là số ít, giống đực, tương tự cụm „der Mann“ mà nó bổ nghĩa.
  • Trong mệnh đề quan hệ, đại từ quan hệ „dem“ bị hành động „tâm sự“ tác động gián tiếp, nên nó được chia ở tặng cách (tức tân ngữ gián tiếp.)
Ví dụ sở hữu cách:
  • Die Frau, deren Mann dich gestern am Bahnhof abgeholt hat, ist ich. | Người phụ nữ (người mà) có chồng đã đón bạn ở sân ga hôm qua là tôi.

Câu trên có:

  • Đại từ quan hệ là „deren.“
  • Mệnh đề quan hệ là: „deren Mann dich gestern am Bahnhof abgeholt hat.“
  • Mệnh đề này bổ nghĩa cho cụm „der Mann“ nên nó đứng ngay sau cụm từ này.
  • Đại từ quan hệ „deren“ là số ít, giống cái, tương tự cụm „die Frau“ mà nó bổ nghĩa.
  • Trong câu mang ý nghĩa sở hữu: „chồng của người phụ nữ“ nên đại từ quan hệ được chia ở sở hữu cách.
  • Đại từ quan hệ ở sở hữu cách chỉ có một dạng duy nhất. Nó không biến đổi cho dù nó là chủ ngữ hay tân ngữ trong mệnh đề.
Lưu ý:
  • Trong tiếng Việt, đại từ quan hệ thường được lược bỏ đi. Ví dụ như các câu trên, khi ta bỏ đại từ quan hệ trong tiếng Việt đi thì câu văn nghe thanh thoát hơn.
  • Khi dịch sang tiếng Đức, ta nên thử thêm đại từ quan hệ như „mà“, „người mà“, „cái mà“ xem có hợp lý không. Nếu hợp lý thì nên sử dụng câu mệnh đề quan hệ của tiếng Đức để dịch.
Ví dụ có giới từ:
  • In der Schule gibt es ein Zimmer, in dem wir Deutsch lernen. | Trong cái trường đó có một căn phòng mà trong đó chúng tôi đang học tiếng Đức.

Câu trên có:

  • Đại từ quan hệ „dem.“
  • Mệnh đề quan hệ là: „in dem wir Deutsch lernen.“
  • Mệnh đề này bổ nghĩa cho cụm „ein Zimmer“ nên nó đứng ngay sau cụm từ này.
  • Đại từ quan hệ „dem“ là số ít, giống trung, tương tự cụm „ein Zimmer“ mà nó bổ nghĩa.
  • Đại từ quan hệ „dem“ được chia ở tân ngữ gián tiếp, do nó chịu sự tác động của giới từ „in.“
  • Trong mệnh đề quan hệ, ta không viết tắt „in dem“ thành „im.“

Bảng đại từ quan hệ

 ĐựcCáiTrungNhiều
Cách 1derdiedasdie
Cách 4dendiedasdie
Cách 3demderdemdenen
Cách 2dessenderendessenderen

Nhận xét:

  • Đại từ quan hệ gần giống như mạo từ xác định.
  • Những chỗ khác gồm: cách hai ở các giống, số và cách ba của số nhiều.

Cách đặt câu

Ví dụ câu: 90% chị em phụ nữ làm việc tại văn phòng thích mua sắm trên mạng.

Bước 0: tách thành nhiều câu đơn
  • 90% chị em phụ nữ thích mua sắm trên mạng. | 90% der Frauen kaufen sehr gern online ein.
  • Các chị em làm việc tại văn phòng. | Die Frauen arbeiten im Büro.
Bước 1: chuyển câu hai thành mệnh đề.
  • Die Frauen arbeiten im Büro. -> die im Büro arbeiten,
Bước 2: đặt mệnh đề vừa tạo đằng sau cụm từ cần bổ nghĩa.
  • 90% der Frauen, die im Büro arbeiten, kaufen sehr gern online ein.

Các ví dụ khác về câu mệnh đề quan hệ

Chủ ngữ
  • Ist das die Ärztin, die dich operiert hat? | Có phải đó là nữ bác sĩ, (người mà) đã phẫu thuật cho bạn không?
  • Ich suche ein Buch, das die Berliner U-Bahn beschreibt. | Tôi đang kiếm một cuốn sách, (cuốn mà) miêu tả về hệ thống tàu điện ngầm của Berlin.
  • Hunde, die bellen, beißen nicht. | Chó, (những con mà) sủa là chó không cắn.
Tân ngữ trực tiếp
  • Ich brauche einen Wagen, den ich mir leisten kann. | Tôi cần một cái xe, (cái mà) tôi có thể mua được.
  • Wo ist das Buch, das Sie mir geschenkt haben? | Cuốn sách, (cuốn mà) bạn tặng tôi đâu ấy nhỉ?
  • Ist das die Suppe, die du bestellt hast? | Đây là món súp, (món mà) bạn đã đặt đó hả?
  • Das sind Gäste, die ich besonders gern sehe. | Đây là những vị khách, (người mà) tôi đặc biệt muốn gặp.
  • Die Frau, an die du denkst, war meine Lehrerin. | Cái cô, (người mà) bạn đang tương tư, là cô giáo của tôi đó.
  • Das Haus, in das Sie jetzt gehen, gehört meiner Mutter. | Cái nhà (cái mà) bạn đang bước vào đó chính là nhà của mẹ tôi đó.
  • Er ist ein Mensch, auf den man bauen kann. | Anh ta là người, (người mà) người ta có thể dựa vào.
  • Der Freund, auf den ich warte, ist neu in der Stadt. | Anh bạn, (người mà) tôi đang đợi là người mới ở thành phố này.
Tân ngữ gián tiếp
  • Er ist ein Mensch, dem man nicht helfen kann. | Anh ta là người, (người mà) không ai có thể giúp đỡ.
  • Es gibt keine Politiker, denen ich noch traue. | Không có một chính trị gia nào, (người mà) bạn có thể tin tưởng.
  • Weißt du, wie die Frau heißt, der ich das Geld geben soll? | Bạn có biết, người phụ nữ đó tên là gì không, (cái người mà) tôi phải đưa tiền cho đấy?
  • Das Kind, dem ich danken wollte, ist schon weg. | Đứa trẻ, (đứa mà) tôi muốn cảm ơn, đã đi khỏi.
  • Das ist ein Hund, vor dem man Angst haben soll. | Đó là một con chó, (con mà) người ta nên sợ nó.
  • Die Maschine, von der Sie sprechen, gehört uns nicht mehr. | Cái máy, (cái mà) bạn đang nói về, không thuộc về chúng tôi nữa.
  • Das Holz, aus dem der Tisch gemacht ist, ist wahrscheinleich Eiche. | Gỗ, (mà) cái bàn này được tạo thành, có khả năng là gỗ sồi.
  • Die Leute, bei denen ich wohne, sind wirklich nett. | Những người, (người mà) tôi đang sống cùng thực sự dễ thương.
Sở hữu cách
  • Ein Student, dessen Wecker nicht klingelt, soll einen neuen kaufen. | Một sinh viên, (người mà) cái đồng hồ báo thức của anh ta không kêu nên đi mua cái mới.
  • Das ist der Mann, mit dessen Wagen wir gefahren sind. | Đó là người đàn ông, (mà) chúng tôi đã đi bằng xe của ông ta.
  • Ich kenne keine einzige Frau, deren Mann bereit ist, die Hausarbeit mit ihr zu teilen. | Tôi không biết bất cứ một người phụ nữ nào, (mà) chồng của cô ta lại sẵn sàng chia sẻ việc nhà.
  • Das ist dieselbe Professorin, in deren Vorlesung du eingeschlafen bist. | Đó lại là nữ giáo sư, (mà) bạn luôn ngủ gật trong bài giảng của bà ấy.
  • Die Fotografin, deren Kamera du benutzt hast, will sie jetzt zurückhaben. | Người chụp ảnh (mà) có chiếc máy ảnh bạn đang dùng muốn nhận lại nó ngay bây giờ.
  • Alle Studenten, deren Hunde ihre Hausaufgabe gefressen haben, kriegen eine 6. | Mọi sinh viên, (mà) có chó gặm hết bài tập về nhà sẽ được chấm điểm 6 (điểm thấp nhất của Đức.)

Biến câu, mệnh đề thành cụm danh từ

Chúng ta có thể biến một câu, hay mệnh đề thành một cụm danh từ. Cách làm này giúp giảm bớt số lượng động từ và câu.

Ví dụ thì hiện tại:

  • Die Frau, die neben dem Fenster steht, ist meine Frau. | Người phụ nữ đứng cạnh cửa sổ là vợ tôi.
  • Ta có thể biến mệnh đề „die neben dem Fenster steht“ thành một cụm danh từ: „die neben dem Fenster stehende Frau.“
  • Câu mệnh đề trên sẽ thành một câu đơn: Die neben dem Fenster stehende Frau ist meine Frau.

Ví dụ thì quá khứ:

  • Der Mann, der dich gestern am Bahnhof abgeholt hat, ist mein Mann. | Người đàn ông đón bạn ở sân ga hôm qua là chồng tôi.
  • Ta có thể biến mệnh đề „der dich gestern am Bahnhof abgeholt hat“ thành một cụm danh từ: „der dich gestern am Bahnhof abgeholte Mann.“
  • Câu mệnh đề trên sẽ biến thành một câu đơn: Der dich gestern am Bahnhof abgeholte Mann ist mein Mann.

Cách biến đổi:

Bước 0: viết câu, mệnh đề muốn biến đổi
  • die Frau steht neben dem Fenster.
  • der Mann hat dich gestern am Bahnhof abgeholt.
Bước 1:
  • Nếu là câu hiện tại, tương lai -> biến động từ về phân từ I: steht -> stehend.
  • Nếu là quá khứ, bị động -> bỏ trợ động từ (nếu có) và giữ nguyên phân từ II: abgeholt -> abgeholt.
Bước 2:
  • đưa danh từ chính xuống cuối cùng: die …  Frau / der … Mann.
  • đưa phân từ xuống ngay trước danh từ chính: die … stehend … Frau / der … abgeholt … Mann.
  • thêm đuôi giống số cách cho phân từ (xem phần phân từ để rõ hơn): die … stehende Frau / der … abgeholte Mann.
  • đặt các từ còn lại vào vị trí …: die neben dem Fenster stehende Frau / der dich gestern am Bahnhof abgeholte Mann.

Một số ví dụ khác

Ví dụ 1: bị động
  • Das Brot wurde von uns gestern um 8 Uhr abends gegessen. Das kostet 3,5€. | Chiếc bánh mì được chúng tôi ăn vào 8 giờ tối quá. Nó có giá 3,5 Euro.
  • Das von uns gestern um 8 Uhr abends gegessene Brot kostet 3,5€.
Ví dụ 2: quá khứ
  • Sie liebt den Vater. Der Vater hat dem Retter seines Sohnes gedankt. | Cô ta yêu người cha đó. Người cha đó đã cám ơn vị cứu tinh của con trai mình.
  • Sie liebt den dem Retter seines Sohnes gedankte Vater.
Ví dụ 3: hiện tại
  • Sie zieht sich ein rotes Kleid an. Ich liebe sie. | Cô ta đang mặc một chiếc váy màu đỏ. Tôi yêu cô ấy.
  • Ich liebe die sich ein rotes Kleid anziehende Frau.

Lưu ý: các trợ động từ và liên từ được loại bỏ trong cụm danh từ.

Câu phân từ

Đặc điểm của câu phân từ

  • Không có chủ ngữ trong mệnh đề phân từ.
  • Chủ ngữ của mệnh đề chính cũng là chủ ngữ của mệnh đề phân từ.
  • Động từ của mệnh đề phân từ được chuyển thành phân từ.
  • Phân từ đứng ở cuối mệnh đề phân từ.
  • Các liên từ, trợ động từ được lược bỏ trong mệnh đề phân từ.
  • Chúng ta nhận biết hành động của các mệnh đề thông qua đó là mệnh đề phân từ I hay phân từ II.
  • Nếu là phân từ I thì động từ hai vế xảy ra đồng thời.
  • Nếu là phân từ II thì động từ ở mệnh đề phân từ xảy ra trước.
  • Nếu là bị động thì sử dụng phân từ II

Câu phân từ I

Ta sử dụng câu phân từ I khi:

  • Hành động của hai mệnh đề xảy ra đồng thời.
  • Hai mệnh đề có cùng chủ ngữ.

Ví dụ:

  • Susi hielt den Föhn in der linken Hand und schnitt sich gleichzeitig rechts die Haare ab. | Susi cầm máy sấy ở tay trái và đồng thời cắt tóc bằng tay phải.

Do hành động ở hai câu là xảy ra đồng thời và cùng chủ ngữ nên:

  • Ta biến vế đầu thành cụm phân từ I: den Föhn in der linken Hand haltend
  • Ghép với vế còn lại thành: Den Föhn in der linken Hand haltend, schnitt Susi sich rechts die Haare ab.

Câu phân từ II

Ta sử dụng câu phân từ II khi:

  • Hành động của mệnh đề phân từ xảy ra trước.
  • Hai mệnh đề có cùng chủ ngữ.

Ví dụ:

  • Zuerst wusch Susi sich die Haare. Danach griff sie zu Föhn und Schere. | Đầu tiên Susi gội đầu. Sau đó cô ta cầm máy sấy và kéo.

Do hành động ở hai câu xảy ra trước sau và cùng chủ ngữ nên:

  • Ta biến vế đầu thành cụm phân từ II: die Haare gewaschen
  • Ghép với vế còn lại thành: Die Haare gewaschen, griff Susi zu Föhn und Schere.

Một số ví dụ khác

Xảy ra đồng thời -> câu phân từ I
  • Während Susi den Föhn in der linken Hand hielt, schnitt sie sich rechts die Haare ab. | Trong khi Susi cầm máy sấy ở tay trái, cô ta cắt tóc bằng tay phải.
  • Den Föhn in der linken Hand haltend, schnitt Susi sich rechts die Haare ab. | Cầm máy sấy bằng tay trái, Susi cắt tóc bằng tay phải.

Lưu ý: các liên từ và trợ động từ được loại bỏ.

Xảy ra trước sau -> câu phân từ II
  • Nachdem sie die Haare gewaschen hatte, griff Susi zu Föhn und Schere. | Sau khi cô ta gội đầu xong, Susi cầm lấy máy sấy và kéo.
  • Die Haare gewaschen, griff Susi zu Föhn und Schere. | Gội đầu xong, Susi cầm máy sấy và kéo.

Lưu ý: các liên từ và trợ động từ được loại bỏ.

Bị động -> câu phân từ II
  • Die Haare wurden vom Föhn in eine Richtung geblasen und ließen sich gut schneiden. | Tóc được sấy theo một hướng và được cắt rất đẹp.
  • Vom Föhn in eine Richtung geblasen, ließen sich die Haare gut schneiden. | Được sấy theo một hướng, tóc được cắt rất đẹp.

Lưu ý: các liên từ và trợ động từ được loại bỏ.

Mệnh đề làm chủ ngữ, tân ngữ

Đặc điểm

  • Một mệnh đề cũng có thể đóng vai trò như một chủ ngữ hoặc một tân ngữ.
  • Cách của đại từ quan hệ, liên từ do động từ hoặc giới từ của mệnh đề quyết định.
  • Mệnh đề được ngăn cách với động từ chính bằng một dấu phẩy.

Ví dụ:

Chủ ngữ
  • Wer mich liebt, ist mein Mann. | Ai yêu em sẽ là chồng em.
Tân ngữ
  • Ich liebe den, der mich liebt. | Tôi yêu cái chàng yêu tôi. (mặc dù mệnh đề là tân ngữ, nhưng đại từ quan hệ „der“ vẫn ở chủ cách, do nó là chủ ngữ trong mệnh đề.)

Bài viết bạn có thể thích:

Bài 37: Thì tương lai trong tiếng Đức - das Futur

Thì tương lai tiếng Đức là thì hay được sử dụng chưa đúng. Chúng ta hay sử dụng tương lai trong bất cứ câu nào có từ „sẽ“ trong tiếng Việt.

Mẫu câu tiếng Đức theo chủ đề tình bạn

Mẫu câu tiếng Đức theo chủ đề tình bạn gồm các từ vựng và mẫu câu quan trọng giúp bạn làm chủ kì thi nói tiếng Đức trình độ A1, A2.

Bài 33: Các thì trong tiếng Đức

Thì trong tiếng Đức được hiểu một cách đơn giản và đúng đắn nhất là: thời gian mà động từ xảy ra. Động từ cũng được gọi là từ thời gian.

Tình huống đi tàu trong tiếng Đức

Tàu là phương tiện giao thông quan trọng và thuận tiện bậc nhất tại Đức. Có lẽ bạn sẽ gắn bó với phương tiện này trong suốt thời gian bạn ở Đức.

Bài 12: 100 danh từ tiếng Đức phổ biến

Danh từ là một từ loại không thể thiếu được trong ngôn ngữ hàng ngày. Để làm chủ tiếng Đức, các bạn cần phải biết càng nhiều danh từ càng tốt.

Mẫu câu tiếng Đức theo chủ đề kế hoạch và mong muốn

Mẫu câu theo chủ đề kế hoạch, mong muốn gồm các từ vựng và mẫu câu quan trọng giúp bạn làm chủ kì thi nói tiếng Đức trình độ A1, A2.

Bài 21: Tân ngữ gián tiếp trong tiếng Đức – Dativ

Dùng cách 3, Dativ, tặng cách hay tân ngữ gián tiếp trong tiếng Đức không bao giờ sai nữa sau khi đọc bài viết siêu dễ hiểu này trong 5 phút.

Học tiếng Đức dễ dàng với bộ thẻ từ vựng 1000 từ tiếng Đức A1

Hôm nay, chúng mình sẽ giới thiệu cho bạn một công cụ học tiếng Đức miễn phí và rất hữu ích, đó là Bộ thẻ từ vựng 1000 từ tiếng Đức A1 tại CLB Tiếng Đức Việt Đức.

Bài 4: Cách nói giờ trong tiếng Đức

Học thuộc cách nói giờ trong tiếng Đức giúp bạn hoàn thiện kĩ năng phát âm của mình cũng như có thể nhanh chóng sử dụng tiếng Đức được thành thạo.

Bạn thấy bài viết này hữu ích không?

Giáo trình tiếng Đức dễ hiểu

Giáo trình tiếng Đức đơn giản hiệu quả. Cuốn sách không thể thiếu đối với học viên tiếng Đức!
Giáo trình tiếng Đức đơn giản hiệu quả. Cuốn sách không thể thiếu đối với học viên tiếng Đức!

👉 Giáo trình tiếng Đức - Cuốn sách tiếng Đức không thể thiếu đối với học viên tiếng Đức

👉 Đặt mua ngay để nhận được ưu đãi: https://tiengduc.org/dat-mua-giao-trinh-tieng-duc/

5 5 đánh giá
Bình chọn bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Có thể bạn đã bỏ qua

CLB Tiếng Đức Việt Đức
0
Rất thích ý kiến của bạn. Hãy để lại ý kiến bạn nhé.x