Bài 5: Ngày tháng năm trong tiếng Đức

1 1618

4 phút Để tiếp tục ôn luyện phần phát âm và phần số trong tiếng Đức, hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu cách nói ngày tháng năm trong tiếng Đức.

Ngày tháng năm trong tiếng Đức

Ngày tháng năm trong tiếng Đức

4 phút

Để tiếp tục ôn luyện phần phát âm và phần số trong tiếng Đức, hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu cách nói ngày tháng năm trong tiếng Đức.

Tổng quan

Tiếng Đức dùng:

  • Số thứ tự để nói ngày và tháng
  • Số đếm để nói năm.

Ngoài ra, các tháng còn có tên riêng của chúng, do vậy bạn sẽ có hai cách để nói tháng. Ví dụ để nói tháng 10 ta có thể dùng:

  • Số thứ tự: tháng thứ mười (10.) như trong tiếng Việt.
  • Tên riêng của tháng: Oktober.

Khi thứ ngày tháng có thêm thứ thì người Đức thường sử dụng tên của tháng hơn là dùng số thứ tự để chỉ tháng.

Ví dụ:

  • Người ta dùng „Montag, 11. Oktober 2021“ (Thứ hai, ngày 11. tháng Mười năm 2021) thay vì „Montag, 11.10.2021“ (Thứ hai, ngày 11.10.2021.)

Dấu chấm „.“ trong thứ ngày tháng ngụ ý số đó là số thứ tự, chứ không phải dấu để ngăn cách các con số.

Ví dụ:

  • Nếu chúng ta viết 11/10/2021 là sai.
  • Cách viết đúng phải là 11.10.2021 hoặc 10. Oktober 2021.

Cách phát âm thứ ngày tháng trong tiếng Đức

Phần này chỉ cần học thuộc các câu ví dụ. Những khái niệm ngữ pháp khác sẽ được giới thiệu chi tiết ở các bài sau.

Thứ ngày tháng nếu dùng số thứ tự thì sẽ có những trường hợp sau xảy ra:

Đứng một mình hoặc sau „sein

Trong trường hợp này, nó được chia ở chủ cách Nominativ với các trường hợp như sau:

Không có mạo từ đi kèm

Lúc này đuôi số thứ tự của nó sẽ là „er“.

Ví dụ:

  • Fünfter Oktober: Treffen mit Freunden | Ngày mùng 5 tháng Mười: gặp mặt bạn bè
  • Fünfter Zehnter: Treffen mit Freunden | Ngày mùng 5 tháng thứ mười: gặp mặt bạn bè

Đi với mạo từ không xác định

Lúc này đuôi số thứ tự của nó sẽ là „er“.

Ví dụ:

  • Es war ein fünfter Oktober. | Đó là một ngày mùng 5 tháng Mười nào đó.
  • Es war ein fünfter Zehnter. | Đó là một ngày mùng 5 tháng thứ mười nào đó.

Đi với mạo từ xác định

Lúc này đuôi số thứ tự của nó sẽ là „e“.

Ví dụ:

  • Heute ist der fünfte Oktober. | Hôm nay là mùng 5 tháng Mười.
  • Heute ist der fünfte Zehnte. | Hôm này là ngày mùng 5 tháng thứ mười.

Trường hợp là tân ngữ

Trường hợp này hay sử dụng nhất với giới từ „an / am“ nghĩa là „vào“.

Không có mạo từ đi kèm

Khi ngày tháng là tân ngữ thì trường hợp này không xảy ra.

Trường hợp đi với mạo từ không xác định

Lúc này đuôi số thứ tự của nó sẽ là „en

Ví dụ:

  • Wir trafen uns an einem fünften Oktober. | Chúng tôi đã gặp nhau vào một ngày mùng 5 tháng Mười nào đó.
  • Wir trafen uns an einem fünften Zehnten. | Chúng tôi đã gặp nhau vào một ngày mùng 5 tháng thứ mười nào đó.

Trường hợp đi với mạo từ xác định

Lúc này đuôi số thứ tự của nó sẽ là „en“. Đây là cách hay dùng nhất nên các bạn cần chú ý.

Ví dụ:

  • Wir treffen uns am fünften Oktober. (an dem = am) | Chúng tôi sẽ gặp nhau vào ngày mùng 5 tháng Mười.
  • Wir treffen uns am fünften Zehnten. | Chúng tôi sẽ gặp nhau vào ngày mùng 5 tháng thứ mười.

Tên riêng của các tháng

  • Januar (Jan) | tháng Một           
  • Februar (Feb) | tháng Hai          
  • März (Mär) | tháng Ba 
  • April (Apr) | tháng Tư  
  • Mai (Mai) | tháng Năm
  • Juni (Jun) | tháng Sáu
  • Juli (Jul) | tháng Bảy
  • August (Aug) | tháng Tám
  • September (Sep) | tháng Chín
  • Oktober (Okt) | tháng Mười
  • November (Nov) | tháng Mười Một
  • Dezember (Dez) | tháng Mười Hai

Lưu ý:

  • Để tránh nhầm lẫn, thực tế người ta gọi tháng sáu là Juno, và tháng bảy là Julei, hoặc tốt nhất là nói theo cách nói số thứ tự để tránh nhầm lẫn.

Tên riêng của các ngày trong tuần

  • Montag: thứ hai (ngày của mặt trăng)
  • Dienstag: thứ ba (ngày của thần chiến thắng)
  • Mittwoch: thứ tư (ngày giữa tuần)
  • Donnerstag: thứ năm (ngày của thần sấm)
  • Freitag: thứ sáu (ngày nghỉ)
  • Samstag: thứ bảy (ngày của sao thổ)
  • Sonntag: chủ nhật (ngày của mặt trời)

Trạng từ của các ngày trong tuần

Để biến tên riêng của ngày thành trạng từ, người ta thêm „-s“ vào sau tên riêng của ngày.

  • montags: mỗi thứ hai / vào thứ hai = am Montag
  • dienstags: mỗi thứ ba / vào thứ ba = am Dienstag
  • mittwochs: mỗi thứ tư / vào thứ tư = am Mittwoch
  • donnerstags: mỗi thứ năm / vào thứ năm = am Donnerstag
  • freitags: mỗi thứ sáu / vào thứ sáu = am Freitag
  • samstags: mỗi thứ bảy / vào thứ bảy = am Samstag
  • sonntags: mỗi chủ nhật / vào chủ nhật = am Sonntag

Cách phát âm năm trong tiếng Đức

Để nói năm nhỏ hơn 2000, người Đức đếm hơi khác một chút. Để làm quen với một cách đếm mới, chúng ta hãy tìm hiểu một số qui tắc như dưới đây:

  • Nếu có hai số không ta sẽ gọi là „trăm“ hay hundert: 1.00, 2.00, 3.00 …
  • Nếu có ba số không ta sẽ gọi là „nghìn“ hay tausend: 1.000, 2.000, 3.000 …
  • Nếu có bốn số không, tiếng Việt ta sẽ gọi là „vạn“: 1.0000, 2.0000, 4.0000 …

Theo các ví dụ trên, cách nói năm trước năm 2000 sẽ được nói như sau:

Ví dụ năm 1890:

  • Năm 1890 gồm 1800 và 90.
  • 1800 được đọc là: achtzehn-hundert (18 trăm – có hai số 0).
  • 90 được đọc là: neunzig (chín mươi)
  • Ghép lại, cách đọc sẽ là: achtzehn-hundert-neunzig (18 trăm 90)

Ví dụ năm 1991:

  • Năm 1991 gồm: 1900 và 91.
  • 1900 được đọc là: neunzehn-hundert (19 trăm)
  • 91 được được là: ein-und-neunzig (một và chín mươi)
  • Ghép lại, cách đọc sẽ là: neuzehn-hundert-ein-und-neunzig (19 trăm một và chín mươi)

Lưu ý:

  • Các năm từ 2000 trở đi được đọc như cách đọc số đếm bình thường.

Các mùa trong năm

  • Frühling: 1. März – 31. Mai | mùa Xuân: từ 1.3. đến 31.5.
  • Sommer: 1. Juni – 31. August | mùa Hạ: từ 1.6. đến 31.8.
  • Herbst: 1. September – 30. November | mùa Thu: từ 1.9. đến 30.11.
  • Winter: 1. Dezember – 28. / 29. Februar | mùa Đông: từ 1.12. đến 28. /29.2.

Một số ngày lễ chính

  • Neujahr: Năm mới
  • das vietnamesische Neujahr / Fest des Ersten Morgens: Tết
  • Silvester: Đêm giao thừa
  • Ostern: Phục sinh
  • Weihnachten: Giáng sinh
  • Das Mondfest / Mittherbstfest: Tết Trung Thu

Bài viết bạn có thể thích:

Tình huống giao thông trong tiếng Đức

Giao thông ở thành phố, đặc biệt ở các thành phố lớn tại Đức rất thuận tiện và đa dạng. Hôm nay, chúng ta cùng nhau thực hành một số mẫu câu liên quan đến vấn đề này nhé.

Mẫu câu tiếng Đức theo chủ đề thời tiết

Mẫu câu tiếng Đức theo chủ đề thời tiết gồm các từ vựng và mẫu câu quan trọng giúp bạn làm chủ kì thi nói tiếng Đức trình độ A1, A2.

Nội dung ngữ pháp tiếng Đức A1

Dưới đây là nội dung các vấn đề ngữ pháp tiếng Đức A1 mà bạn sẽ được học tại CLB Tiếng Đức Việt Đức. Nhìn mục lục tuy có vẻ dài, nhưng thực ra lại rất dễ.

Bài 40: Tính từ trong tiếng Đức

Tính từ trong tiếng Đức là một trong những từ loại thường không được dạy một cách chính thức, mà thường thông qua các bài học đặc biệt như so sánh.

222 từ tiếng Đức thường dùng phân theo từ loại

Bạn chắc chắn sẽ cần 222 từ tiếng Đức này để nói tiếng Đức trôi chảy. CLB Tiếng Đức Việt Đức đã chia chúng theo danh mục ngữ pháp, vì vậy, bạn sẽ dễ dàng hơn khi tập trung vào một nhóm tại một thời điểm.

Bài 35: Thì quá khứ thường trong tiếng Đức - das Präteritum

Quá khứ thường trong tiếng Đức hay khiến học viên băn khoăn với thì hiện tại hoàn thành. Cùng tìm hiểu kĩ nó, giúp phân biệt với các thì khác nhé.

Die wahre Liebe und das Rosenfeld

Luyện nghe nói tiếng Đức qua truyện siêu ngắn

Bài 9: Động từ werden trong tiếng Đức

Không như „sein“ và „haben“, động từ „werden“ là động từ tiếng Đức ít được quan tâm đầy đủ. Đôi khi nó còn bị xếp vào dạng „động từ khuyết thiếu.“

Tình huống đi tàu trong tiếng Đức

Tàu là phương tiện giao thông quan trọng và thuận tiện bậc nhất tại Đức. Có lẽ bạn sẽ gắn bó với phương tiện này trong suốt thời gian bạn ở Đức.

Bạn thấy bài viết này hữu ích không?

5 15 đánh giá
Bình chọn bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

1 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Có thể bạn đã bỏ qua

CLB Tiếng Đức Việt Đức
1
0
Rất thích ý kiến của bạn. Hãy để lại ý kiến bạn nhé.x