Bài 6: Đại từ nhân xưng trong tiếng Đức

3 phút Đại từ nhân xưng trong tiếng Đức là một trong những từ loại thường xuyên sử dụng nhất. Hãy cùng CLB Tiếng Đức Việt Đức tìm hiểu về vấn đề này.

Đại từ nhân xưng trong tiếng Đức - Personalpronomen

Đại từ nhân xưng trong tiếng Đức - Personalpronomen

3 phút

Đại từ nhân xưng trong tiếng Đức là một trong những từ loại thường xuyên sử dụng nhất. Vậy chúng có những đặc điểm gì cần chú ý? Hãy cùng CLB Tiếng Đức Việt Đức tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Đại từ nhân xưng là gì?

Theo đúng tên gọi của nó, trước hết đại từ nhân xưng là:

  • Một từ đại diện, thay thế cho một danh từ nào đó.
  • Được sử dụng để nói về bản thân và để xưng hô với người khác.
  • Nó phải được chia theo các cách.

Cách trong tiếng Đức được hiểu đơn giản nhất chính là qui tắc ngữ pháp giúp ta nhận biết chức năng ngữ pháp của một số từ loại trong câu. Chúng ta có thể biết một từ là chủ ngữ, tân ngữ, hay sở hữu thông qua các cách trong tiếng Đức. Trong tiếng Việt, đại từ nhân xưng „tôi“ làm chủ ngữ và đại từ nhân xưng „tôi“ làm tân ngữ là không khác nhau. Nhưng trong tiếng Đức chúng phải được chia theo chức năng ngữ pháp (các cách.) Bạn có thể tìm đọc bài „bốn cách trong tiếng Đức“ để hiểu rõ hơn.

Bảng chia đại từ nhân xưng ở bốn cách

 tôibạnanh ấycô ấychúng tôicác bạnhọNgài / các Ngài
1ichduersieeswirihrsieSie
4michdichihnsieesunseuchsieSie
3mirdirihmihrihmunseuchihnenIhnen
2meinerdeinerseinerihrerseinerunsereuerihrerIhrer

Lưu ý:

  • Đại từ nhân xưng ở cách 2 (Genitiv) rất hiếm sử dụng, chúng có đuôi -er ở cuối cùng. Chúng ta không nên nhầm với „mạo từ sở hữu“: mein, dein, sein, ihr, sein, unser, euer, ihr, Ihr.
  • Sie là cách gọi lịch sự cho ngôi thứ hai số ít và số nhiều.
  • Sie trong cách gọi lịch sự luôn luôn được viết hoa, và được dịch ra tiếng Việt là Ngài, các Ngài.
  • Đại từ nhân xưng trong tiếng Đức có ba từ „sie“: cô ấy (sie), họ (sie), Ngài / các Ngài (Sie – luôn viết hoa)
  • Người ta phân biệt ba từ „sie“ với nhau dựa vào: động từ chia, và có viết hoa hay không.

Ví dụ về sự biến đổi của đại từ nhân xưng theo chức năng ngữ pháp

Theo bảng trên:

  • Dòng đánh số 1 đóng vai chủ ngữ
  • Dòng đánh số 4 đóng vai trò tân ngữ trực tiếp
  • Dòng đánh số 3 đóng vai trò tân ngữ gián tiếp
  • Dòng đánh số 2 đóng vai trò tân ngữ sở hữu (rất hiếm khi dùng.)

Ví dụ với đại từ nhân xưng „ich“ – tôi và „er“ – anh ấy

Ich liebe ihn. | Tôi yêu anh ấy.

  • „Tôi“ là chủ ngữ: chọn ở dòng đánh số 1 -> „ich“
  • „Anh ấy“ là tân ngữ trực tiếp (do động từ tác động trực tiếp lên): chọn ở dòng đánh số 4 -> „ihn“

Er liebt mich. | Anh ấy yêu tôi

  • „Anh ấy“ là chủ ngữ: chọn ở dòng đánh số 1 -> „er“
  • „Tôi“ là tân ngữ trực tiếp: chọn ở dòng đánh số 4 -> „mich“

Ở hai ví dụ trên, đại từ „tôi“ và „anh ấy“ có sự thay đổi, phụ thuộc vào chức năng ngữ pháp của chúng.

Như vậy, để sử dụng đại từ nhân xưng tiếng Đức đúng, ta cần phải xác định được:

  • Chức năng ngữ pháp của chúng trong câu là chủ ngữ hay tân ngữ.

Ba ngôi của đại từ nhân xưng

Đại từ nhân xưng trong tiếng Việt là một trong những vấn đề mà người nước ngoài sợ nhất. Tuy nhiên, chúng cũng là một điều khiến người Việt hay bị nhầm khi học tiếng nước ngoài.

Ví dụ:

  • Chúng ta hay dịch từ „anh“ trong câu „anh yêu em“ là „er“.

Đây là cách dịch hoàn toàn sai lầm. Để sử dụng đúng đại từ nhân xưng chúng ta phải hiểu rõ ba trường hợp trong giao tiếp:

  • Người nói
  • Người nghe
  •  Người câm điếc (không nói cũng không nghe :P)

Trong ngữ pháp, người ta qui ước:

  • Người nói là ngôi thứ nhất
  • Người nghe là ngôi thứ hai
  • Còn người được nhắc đến (không nghe cũng không nói) là ngôi thứ ba.

Vậy theo bảng trên, ngôi nào là ngôi thứ nhất, ngôi nào là ngôi thứ hai, ngôi nào là ngôi thứ ba? Chúng ta hãy xem minh họa dưới.

Ngôi thứ nhất: người nói

ich – tôi
wir- chúng tôi

Ngôi thứ hai: người nghe

du -bạn, Sie – Ngài
ihr – các bạn, Sie – các Ngài

Ngôi thứ ba: người được nhắc đến

er – anh ấy
sie – cô ấy

es – nó

sie – họ

Một số cách sử dụng của đại từ nhân xưng

  • Đại từ nhân xưng ở ngôi thứ ba số ít (er, sie, es) và số nhiều (sie) thường được dùng để chỉ một danh từ đã đề cập trước đó.

Lưu ý 1:

  • Danh từ trong tiếng Đức có ba giống là giống đực, giống cái, giống trung.
  • Khi dùng đại từ nhân xưng thay thế, chúng ta dùng các ngôi tương ứng với giống của danh từ.
  •  „er“ thay thế cho danh từ giống đực (cả người và vật.)
  • „sie“ thay thế cho danh từ giống cái (cả người và vật.)

Ví dụ:

  • Ich habe einen Tisch. Er kostet 500,-€. | Tôi có một cái bàn. „Anh ấy“ có giá 500 Euro.

Ở ví dụ trên, mặc dù cái bàn là vật nhưng người Đức vẫn sử dụng đại từ „er“ (anh ấy) thay vì đại từ „es“ (nó) như trong tiếng Việt. Việc dịch thành „anh ấy“ nhằm giúp độc giả hiểu rõ việc:

  • Sử dụng đại từ nhân xưng trong tiếng Đức căn cứ vào giống ngữ pháp của từ.
  • Nó hoàn toàn không phụ thuộc vào từ được thay thế là người hay vật.

Lưu ý 2:

  • Đôi khi trong câu, việc dùng đại từ nhân xưng sẽ xảy ra nhầm lẫn, do vậy, trong những trường hợp này, chúng ta tốt nhất nên dùng lại danh từ.

Ví dụ:

  • Herr Schneider hatte einen Wellensittich. Er ist gestorben. | Ngài Schneider có một con chó nhỏ. „Anh ấy“ đã chết.

Câu trên rất khó hiểu ở chỗ không biết đại từ „er“ (anh ấy) được dùng để thay thế cho danh từ nào? Ngài Schneider hay con chó con?

Đại từ nhân xưng es

Đại từ nhân xưng „es“ được dùng làm chủ ngữ, tân ngữ trong những câu chung chung, ám chỉ những thứ không phải là người. Trường hợp này tương đương với hầu hết các trường hợp không chủ ngữ vị ngữ trong tiếng Việt.

Ví dụ:

  • Trời mưa. | es regnet.
  • Bây giờ là 8 giờ. | es ist 8 Uhr.
  • Ở Hà Nội rất đẹp. | in Hanoi ist es schon.
  • Có một người đàn ông. | es gibt einen Mann.
  • Rất vui được gặp bạn. | es freut mich, Dich kennenzulernen.

Trong trường hợp ám chỉ người chúng ta dùng từ „man“

Ví dụ:

  • Người ta nói rằng… | man sagt…
  • Võ lâm trung nguyên đồn đại rằng… | man sagt…

Bài viết bạn có thể thích:

Bài 29: Động từ trong tiếng Đức
Động từ là một loại từ khiến cho tiếng Đức khác hẳn với tiếng Việt hay tiếng Anh. Tại sao lại như vậy?
[Viết B2] - Điều dưỡng Altenpflege - Goethe-Zertifikat B2 Schreiben Teil 1
Điều dưỡng Altenpfleger là một đề thi phần 1 môn viết tiếng Đức B2 mẫu theo định dạng Goethe. Một bài thi viết theo định dạng Goethe trình độ B2 gồm hai phần.
[Đọc B2] - Kì nghỉ hè
„Kì nghỉ hè“ là một bài đọc hiểu tiếng Đức thuộc trình độ B2. Qua mỗi bài đọc, bạn lại có dịp ôn lại từ vựng và củng cố ngữ pháp.
Bài 34: Thì hiện tại hoàn thành trong tiếng Đức - das Perfekt
Hướng dẫn học và nhớ thì hiện tại hoàn thành trong tiếng Đức siêu dễ với nhiều ví dụ minh họa. Chỉ với năm phút đọc bài, sử dụng được ngay.
Bài 3: Các loại số trong tiếng Đức
Chúng ta sẽ học đếm số tiếng Đức từ không đến một tỷ. Tuy nhiên, thực tế bên Đức, chúng ta ít khi sử dụng đến con số lớn như vậy.
Mẫu câu tiếng Đức theo chủ đề trường học
Mẫu câu tiếng Đức theo chủ đề trường học gồm các từ vựng và mẫu câu quan trọng giúp bạn làm chủ kì thi nói tiếng Đức trình độ A1, A2.
Bài 46: Thể bị động trong tiếng Đức
Bị động trong tiếng Đức thường gây nhầm lẫn cho học viên. Trong câu bị động chủ ngữ thay vì sinh ra động từ thì lại bị động từ tác động.
Tình huống tại quán ăn trong tiếng Đức
Đi ăn tiệm là một trong những nét riêng tại Đức. Người Đức thậm chí còn có một bữa ăn sáng rất dài cùng với gia đình ở quán vào ngày chủ nhật.
Bài 2: Bảng chữ cái và các âm tiếng Đức
Học thuộc âm tiếng Đức sẽ giúp bạn phát âm chuẩn, đánh vần những từ mới không một chút khó khăn. Làm chủ tiếng Đức dễ dàng với phát âm chuẩn.

Bạn thấy bài viết này hữu ích không?

5 7 phiếu
Bình chọn bài viết
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội dung cụ thể
Tất cả bình luận

Có thể bạn đã bỏ qua

0
Đừng quên chia sẻ ý kiến về bài viết này nhé!x