Thông báo
Xóa hết

Bài 6: Đại từ nhân xưng trong tiếng Đức

3 Bài viết
3 Thành viên
0 Likes
275 Lượt xem
(@clb-tieng-duc-viet-duc)
Bài viết: 192
Tiếng Đức A2.2
Tiếng Đức A0
Tài sản: 2194
Người tạo chủ đề
 
wpf-cross-image

Đại từ nhân xưng trong tiếng Đức là một trong những từ loại thường xuyên sử dụng nhất. Vậy chúng có những đặc điểm gì cần chú ý? Hãy cùng CLB Tiếng Đức Việt Đức tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Đại từ nhân xưng là gì?

Theo đúng tên gọi của nó, trước hết đại từ nhân xưng là:

  • Một từ đại diện, thay thế cho một danh từ nào đó.
  • Được sử dụng để nói về bản thân và để xưng hô với người khác.
  • Nó phải được chia theo các cách.

Cách trong tiếng Đức được hiểu đơn giản nhất chính là qui tắc ngữ pháp giúp ta nhận biết chức năng ngữ pháp của một số từ loại trong câu. Chúng ta có thể biết một từ là chủ ngữ, tân ngữ, hay sở hữu thông qua các cách trong tiếng Đức. Trong tiếng Việt, đại từ nhân xưng „tôi“ làm chủ ngữ và đại từ nhân xưng „tôi“ làm tân ngữ là không khác nhau. Nhưng trong tiếng Đức chúng phải được chia theo chức năng ngữ pháp (các cách.) Bạn có thể tìm đọc bài „bốn cách trong tiếng Đức“ để hiểu rõ hơn.

Bảng chia đại từ nhân xưng ở bốn cách

  tôi bạn anh ấy cô ấy chúng tôi các bạn họ Ngài / các Ngài
1 ich du er sie es wir ihr sie Sie
4 mich dich ihn sie es uns euch sie Sie
3 mir dir ihm ihr ihm uns euch ihnen Ihnen
2 meiner deiner seiner ihrer seiner unser euer ihrer Ihrer

Lưu ý:

  • Đại từ nhân xưng ở cách 2 (Genitiv) rất hiếm sử dụng, chúng có đuôi -er ở cuối cùng. Chúng ta không nên nhầm với „mạo từ sở hữu“: mein, dein, sein, ihr, sein, unser, euer, ihr, Ihr.
  • Sie là cách gọi lịch sự cho ngôi thứ hai số ít và số nhiều.
  • Sie trong cách gọi lịch sự luôn luôn được viết hoa, và được dịch ra tiếng Việt là Ngài, các Ngài.
  • Đại từ nhân xưng trong tiếng Đức có ba từ „sie“: cô ấy (sie), họ (sie), Ngài / các Ngài (Sie – luôn viết hoa)
  • Người ta phân biệt ba từ „sie“ với nhau dựa vào: động từ chia, và có viết hoa hay không.

Ví dụ về sự biến đổi của đại từ nhân xưng theo chức năng ngữ pháp

Theo bảng trên:

  • Dòng đánh số 1 đóng vai chủ ngữ
  • Dòng đánh số 4 đóng vai trò tân ngữ trực tiếp
  • Dòng đánh số 3 đóng vai trò tân ngữ gián tiếp
  • Dòng đánh số 2 đóng vai trò tân ngữ sở hữu (rất hiếm khi dùng.)

Ví dụ với đại từ nhân xưng „ich“ – tôi và „er“ – anh ấy

Ich liebe ihn. | Tôi yêu anh ấy.

  • „Tôi“ là chủ ngữ: chọn ở dòng đánh số 1 -> „ich“
  • „Anh ấy“ là tân ngữ trực tiếp (do động từ tác động trực tiếp lên): chọn ở dòng đánh số 4 -> „ihn“

Er liebt mich. | Anh ấy yêu tôi

  • „Anh ấy“ là chủ ngữ: chọn ở dòng đánh số 1 -> „er“
  • „Tôi“ là tân ngữ trực tiếp: chọn ở dòng đánh số 4 -> „mich“

Ở hai ví dụ trên, đại từ „tôi“ và „anh ấy“ có sự thay đổi, phụ thuộc vào chức năng ngữ pháp của chúng.

Như vậy, để sử dụng đại từ nhân xưng tiếng Đức đúng, ta cần phải xác định được:

  • Chức năng ngữ pháp của chúng trong câu là chủ ngữ hay tân ngữ.

Ba ngôi của đại từ nhân xưng

Đại từ nhân xưng trong tiếng Việt là một trong những vấn đề mà người nước ngoài sợ nhất. Tuy nhiên, chúng cũng là một điều khiến người Việt hay bị nhầm khi học tiếng nước ngoài.

Ví dụ:

  • Chúng ta hay dịch từ „anh“ trong câu „anh yêu em“ là „er“.

Đây là cách dịch hoàn toàn sai lầm. Để sử dụng đúng đại từ nhân xưng chúng ta phải hiểu rõ ba trường hợp trong giao tiếp:

  • Người nói
  • Người nghe

  •  Người câm điếc (không nói cũng không nghe :P)

Trong ngữ pháp, người ta qui ước:

  • Người nói là ngôi thứ nhất
  • Người nghe là ngôi thứ hai

  • Còn người được nhắc đến (không nghe cũng không nói) là ngôi thứ ba.

Vậy theo bảng trên, ngôi nào là ngôi thứ nhất, ngôi nào là ngôi thứ hai, ngôi nào là ngôi thứ ba? Chúng ta hãy xem minh họa dưới.

Ngôi thứ nhất: người nói

ich - tôi

wir- chúng tôi

Ngôi thứ hai: người nghe

du -bạn, Sie - Ngài

ihr - các bạn, Sie - các Ngài

Ngôi thứ ba: người được nhắc đến

er - anh ấy

sie - cô ấy

es - nó

sie - họ

Một số cách sử dụng của đại từ nhân xưng

  • Đại từ nhân xưng ở ngôi thứ ba số ít (er, sie, es) và số nhiều (sie) thường được dùng để chỉ một danh từ đã đề cập trước đó.

Lưu ý 1:

  • Danh từ trong tiếng Đức có ba giống là giống đực, giống cái, giống trung.
  • Khi dùng đại từ nhân xưng thay thế, chúng ta dùng các ngôi tương ứng với giống của danh từ.
  •  „er“ thay thế cho danh từ giống đực (cả người và vật.)
  • „sie“ thay thế cho danh từ giống cái (cả người và vật.)

Ví dụ:

  • Ich habe einen Tisch. Er kostet 500,-€. | Tôi có một cái bàn. „Anh ấy“ có giá 500 Euro.

Ở ví dụ trên, mặc dù cái bàn là vật nhưng người Đức vẫn sử dụng đại từ „er“ (anh ấy) thay vì đại từ „es“ (nó) như trong tiếng Việt. Việc dịch thành „anh ấy“ nhằm giúp độc giả hiểu rõ việc:

  • Sử dụng đại từ nhân xưng trong tiếng Đức căn cứ vào giống ngữ pháp của từ.
  • Nó hoàn toàn không phụ thuộc vào từ được thay thế là người hay vật.

Lưu ý 2:

  • Đôi khi trong câu, việc dùng đại từ nhân xưng sẽ xảy ra nhầm lẫn, do vậy, trong những trường hợp này, chúng ta tốt nhất nên dùng lại danh từ.

Ví dụ:

  • Herr Schneider hatte einen Wellensittich. Er ist gestorben. | Ngài Schneider có một con chó nhỏ. „Anh ấy“ đã chết.

Câu trên rất khó hiểu ở chỗ không biết đại từ „er“ (anh ấy) được dùng để thay thế cho danh từ nào? Ngài Schneider hay con chó con?

Đại từ nhân xưng es

Đại từ nhân xưng „es“ được dùng làm chủ ngữ, tân ngữ trong những câu chung chung, ám chỉ những thứ không phải là người. Trường hợp này tương đương với hầu hết các trường hợp không chủ ngữ vị ngữ trong tiếng Việt.

Ví dụ:

  • Trời mưa. | es regnet.
  • Bây giờ là 8 giờ. | es ist 8 Uhr.
  • Ở Hà Nội rất đẹp. | in Hanoi ist es schon.
  • Có một người đàn ông. | es gibt einen Mann.
  • Rất vui được gặp bạn. | es freut mich, Dich kennenzulernen.

Trong trường hợp ám chỉ người chúng ta dùng từ „man“

Ví dụ:

  • Người ta nói rằng… | man sagt…
  • Võ lâm trung nguyên đồn đại rằng… | man sagt…

Bạn liên hệ mình qua Zalo 0904 969 086 nếu muốn tài liệu dạng PDF hoặc mua sách nhé!
CLB Tiếng Đức Việt Đức - Dạy và học tiếng Đức mỗi ngày một tốt hơn!

 
Đã đăng : 27/02/22 11:00 sáng
(@trang-nguyen)
Bài viết: 2
Tiếng Đức A1.1
Tiếng Đức A0
Tài sản: 22
 

thầy cô ơi...xin bổ sung thêm một vài ví dụ đối với các câu sử dụng tân ngữ gián tiếp và tân ngữ sở hữu với ạ...Cảm ơn nhiều nhiều~~

 
Đã đăng : 3/07/23 12:04 chiều
mach
 mach
(@mach)
Bài viết: 60
Tiếng Đức A2.2
Tiếng Đức A0
Tài sản: 79
 

@trang-nguyen 

Tân ngữ gián tiếp khi dịch ra tiếng Việt thường có nghĩa là cho / đối với.

Ich: tôi, sinh ra động từ, được gọi là Chủ ngữ. Tiếng Đức xếp vào Cách 1

Mich: tôi, bị động từ tác động trực tiếp lên, được gọi là Tân ngữ gián tiếp. Tiếng Đức xếp vào Cách 4. Hầu hết các tân ngữ đều bị động từ tác động trực tiếp lên. Ví dụ: Tôi ăn cơm. Tôi uống nước. Tôi lái xe. v.v.

Mir: (cho / đối với) tôi, không bị động từ tác động trực tiếp lên, được gọi là Tân ngữ gián tiếp. Tiếng Đức xếp vào Cách 3. 

Ví dụ Tân ngữ gián tiếp:

Mein Vater kauft mir einen Tisch. | Bố tôi mua cho tôi một cái bàn.

Ở ví dụ trên, chúng ta không thể nói là: Mein Vater kauft mich einen Tisch. Bởi vì, nếu dùng mich, có nghĩa là động từ kaufen tác động trực tiếp lên mich, do đó, câu sẽ trở thành: Bố tôi mua tôi... (kiểu như buôn bán người bất hợp pháp đó.)

Tuy nhiên, ngoài qui tắc trên, tiếng Đức cũng có một số động từ chỉ đi với tân ngữ gián tiếp. Khi gặp động từ này, tân ngữ của nó phải được chia ở gián tiếp. Ví dụ như động từ cám ơn danken chỉ đi với gián tiếp.

Do đó, ta phải nói: ich danke dir, chứ không phải ich danke dich. Bởi vì, động từ danken chỉ đi với tân ngữ gián tiếp mà thôi.

Tương tự, tiếng Đức có một số động từ chỉ đi với tân ngữ sở hữu.

Ví dụ như động từ gedenken là động từ đi với tân ngữ sở hữu, nên ta có câu sau:

Sie gedenken meiner. | Họ nhớ đến tôi.

Chúng ta không nói sie gedenken mich hay sie gedenken mir... Vì gedenken là động từ đi với tân ngữ sở hữu (Cách 2).

Một số động từ đi với tân ngữ sở hữu cách 2 và cách nói thay thế của nó cho dễ hiểu hơn.

Verben mit dem Genitiv Beispielsatz mit der Genitiv-Ergänzung Alternative Konstruktion Beispielsatz
gedenken Wir gedenken der Toten. sich erinnnern an + Akkusativ Wir erinnern uns an die Toten.
sich schämen Sie schämt sich ihrer Aussage. sich schämen für + Akkusativ Sie schämt sich für Ihre Aussage.
bedürfen Dieses System bedarf einer genauen Überprüfung. Passivsatz Dieses System muss überprüft werden.
sich erinnern Ich erinnere mich des Namens meiner Tante nicht mehr. sich erinnern an + Akkusativ Ich erinnere mich nicht mehr an den Namen meiner Tante.
anklagen Man klagt ihn des Mordes an. anklagen wegen + Genitiv Man klagt ihn wegen des Mordes an.

Nếu còn gì thắc mắc bạn cứ tiếp tục hỏi nhé.

Lưu ý:

Bạn không nên nhầm lẫn tân ngữ sở hữu meiner, deiner, v.v. với:

  • Mạo từ sở hữu: mein, dein, sein... (Từ loại này cần phải thêm đuôi ngữ pháp theo cách.)
  • Đại từ sở hữu: meiner, meine, meins ...

Sobald du ein Ziel vor Augen hast, wirst du auch einen Weg finden.

 
Đã đăng : 3/08/23 11:48 chiều
Chia sẻ:

Có thể bạn đã bỏ qua

CLB Tiếng Đức Việt Đức