Bài 48: Thể giả định II trong tiếng Đức

0 364

3 phút Chúng ta đã sử dụng giả định II ngay từ những bài học tiếng Đức đầu tiên. Hôm nay hãy cùng nhau tìm hiểu kĩ về nó trong bài này nhé.

Thể giả định II trong tiếng Đức

Thể giả định II trong tiếng Đức

3 phút

Chúng ta đã sử dụng giả định II ngay từ những bài học tiếng Đức đầu tiên. Tại CLB Tiếng Đức Việt Đức, các giáo viên cũng hay nói: có 6 + 1 động từ khuyết thiếu. Đó chính là những gì liên quan đến giả định II trong tiếng Đức mà bạn đang đọc. Hãy cùng nhau tìm hiểu nhé.

Cách dùng thể giả định II

Diễn tả lối nói lịch sự, hay yêu cầu một cách mềm mại

là cách dùng thông dụng nhất của thể giả định II. Đây cũng là cách chúng ta dùng ngay từ trình độ A1 mà không hề biết.

Ví dụ:

  • Ich hätte gern das große Frühstück. | Tôi muốn một bữa sáng thịnh soạn. (Chỉ có trẻ con mới nói: ich habe gern das große Frühstück.)
  • Ich möchte einen Döner ohne Soße. | Tôi muốn một chiếc Döner không có nước sốt. (möchten là giả định II của mögen)
  • Könnten Sie mir bitte auch etwas Brot geben? | Ngài có thể đưa cho tôi một chút bánh mì được không?
  • Hätten Sie vielleicht etwas Salz? | Ngài có muối không?
  • Würden Sie mir bitte Ihren Bleistift leihen? | Ngài có thể cho tôi mượn cái bút chì được không?
  • Wie wäre es mit einer Tasse Kaffee? | Một tách cà phê nhé.
  • Dürfte ich Sie bitten, das Fenster aufzumachen? | Tôi có thể nhờ Ngài mở cửa sổ giùm được không?
  • Es wäre jetzt Zeit, dass du gingest. | Đã đến lúc bạn nên đi rồi đó.
  • Ich müsste eigentlich jetzt gehen. | Thực sự là tôi phải đi rồi.
  • Ich wüsste nicht, was ich dir sagen könnte. | Tôi không biết phải nói gì với bạn.
  • Das dürfte richtig sein. | Điều đó chắc là đúng đấy.
  • Ich hätte noch einen Wunsch. | Tôi có một ước ao.
  • Das wäre alles. | Đó là tất cả.
  • Sie möchten bitte nach Hause anrufen. | Vui lòng gọi về nhà.
  • Jetzt wären wir am Ende. | Giờ thì chúng ta xong rồi.
  • Wärst du so freundlich, an die Tafel zu kommen? | Mời bạn lên bảng.

Dùng để diễn tả điều không có thật

  • Wenn ich Du wäre, … | Nếu tôi là bạn, … (Tôi không bao giờ là bạn được, nên câu này chắc chắn phải dùng thể giả định II để diễn đạt.)
  • Wenn ich im Urlaub wäre, läge ich den ganzen Tag am Strand. | Giá mà tôi đang nghỉ phép thì tôi chắc chắn là đang nằm dài cả ngày trên bãi biển. (Sự thực là đang phải đi làm.) – Cách dùng này tương ứng với những câu tiếng Việt có từ „giá mà.“

Lưu ý: trong cấu trúc wenn… dann… ta có thể đảo ngữ, và bỏ „wenn“:

  • Hätte ich gewusst, wer ihr Vater ist, hätte ich etwas anderes gesagt. | Giá như tôi biết ai là bố cô ấy, tôi sẽ nói thứ gì đó khác đi.
  • Regnete es, gingen wir nach Hause. | Nếu trời mưa, chúng tôi sẽ về nhà rồi.

Dùng để diễn tả ước muốn

  • Ich wünschte, ich hätte Ferien. | Tôi ước tôi đang nghỉ lễ.
  • Es wäre schön, wenn du kämst. | Ước gì anh ở đây giờ này.

Dùng thay cho giả định I

trong trường hợp giả định I bị nhầm lẫn với các thì bình thường.

  • Unser Lehrer sagt, wir müssten noch viel lernen. | Thầy giáo nói chúng tôi còn phải học nhiều hơn nữa.

Dùng với „als ob“, „als wenn“

  • Khi cấu trúc này diễn tả một điều không có thật. Chúng ta cũng có thể dùng „als“ một mình.
  • Er tut, als ob er die Antwort wüsste. | Anh ta hành động như thể anh ta đã biết câu trả lời.
  • Sie tun, als ob sie kein Wort verstanden hätten. | Họ hành động như thể họ không hiểu bất cứ từ nào vậy.
  • Die Amerikaner sprechen, als ob sie heiße Kartoffeln im Munde hätten. | Người Mỹ phát âm như thể mồm đang ngậm đầy khoai tây nóng.
  • Er sieht aus, als ob er zu lange in der Sonne gelegen hätte. | Anh ta nhìn như thể anh ta phơi nắng quá lâu.
  • Sie redet, als wenn sie meine beste Freundin wäre. | Cô ta nói chuyện như thể cô ta là bạn thân nhất của tôi vậy.
  • Sie tut, als hätte sie das Pulver erfunden. | Cô ta hành xử như thể cô là đã phát minh ra thuốc súng.

Dùng để phản đối kết luận trước đó

  • Wann hätte ich so was gesagt? | Tôi đã nói thế bao giờ nhỉ?
  • Wie sollte er es gefunden haben? | Anh ta tìm ra nó như thế nào vậy?
  • Nicht dass ich wüsste. | Đó không phải là điều tôi biết.

Diễn tả sự tiếc nuối

  • Ich käme sehr gern. | Tôi rất thích đến. (Nhưng tiếc rằng là tôi không đến được.)

Cách chia giả định II

Giả định II có 4 thì. Tùy thuộc vào câu nói trực tiếp được chia ở thì nào, chúng ta sẽ đổi sang thì tương ứng ở giả định.

Thì thực tếThì giả định II
Hiện tạiHiện tại giả định II
Hiện tại hoàn thànhQuá khứ giả định II
Quá khứQuá khứ giả định II
Quá khứ hoàn thànhQuá khứ giả định II
Tương laiTương lai giả định II
Tương lai hoàn thànhTương lai hoàn thành giả định II

Giả định II hiện tại

Giả định II hiện tại có hai trường hợp.

Đối với động từ có qui tắc

Ở trường hợp này, thì giả định II hiện tại với thì quá khứ thường là tương đương. Chúng ta không thể phân biệt được đâu là quá khứ thường, đâu là giả định II.

Ví dụ:

  • Wenn ich diesen Wagen haben wollte, kaufte ich ihn sofort. | Nếu tôi thích chiếc xe này tôi đã mua nó ngay lập tức. (Sự thật là tôi không thích.)

Đối với động từ bất qui tắc

  • Ta dùng gốc quá khứ + đuôi giả định. (Xem phần quá khứ thường để biết về gốc quá khứ)
  • Trường hợp gốc quá khứ có thể thêm Umlaut, ta phải thêm Umlaut.

Ví dụ: động từ „kommen“ có gốc quá khứ là „kam“

ichduer/sie/eswir/sie/Sieihr
eesteenet
kämekämestkämekämenkämet

Giả định II của ba trợ động từ sein, haben, và werden

ichduer/sie/eswir/sie/Sieihr
eesteenet
wärewärestwärewärenwäret
hättehättesthättehättenhättet
würdewürdestwürdewürdenwürdet

Giả định II quá khứ

Ở thì quá khứ, giả định II sẽ mượn cấu trúc hoàn thành sein/haben + phân từ II để thành lập. Khi nào đi dùng sein, khi nào dùng haben hoàn toàn giống với các thì hoàn thành trong thực tế.

01234
  sein/haben (chia ở giả định II hiện tại) phân từ hai.

Cách chia như sau:

  • Ta chia sein hoặc haben ở giả định II hiện tại. Sau đó để chúng ở vị trí số 2 trong câu. Phân từ II để cuối câu như bình thường.

Ví dụ: động từ sagen (nói) và động từ wandern (đi dạo)

ichduer/sie/eswir/sie/Sieihr
hätte gesagthättest gesagthätte gesagthätten gesagthättet gesagt
wäre gewandertwärest gewandertwäre gewandertwären gewandertwäret gewandert

Giả định II tương lai

Cách chia giả định II tương lai tương tự như thì tương lai trong thực tế. Điều khác biệt duy nhất, đó là chia trợ động từ „werden“ ở giả định II hiện tại.

01234
  werden (chia ở giả định II hiện tại) động từ nguyên thể.

Ví dụ: động từ sagen (nói) và động từ wandern (đi dạo)

ichduer/sie/eswir/sie/Sieihr
würde sagenwürdest sagenwürde sagenwürden sagenwürdet sagen
würde wandernwürdest wandernwürde wandernwürden wandernwürdet wandern

Giả định II tương lai hoàn thành

Cách chia giả định II tương lai hoàn thành tương tự như thì tương lai hoàn thành trong thực tế. Điều khác biệt duy nhất, đó là chia trợ động từ „werden“ ở giả định II hiện tại.

01234
  werden (chia ở giả định II hiện tại) phân từ hai + sein/haben.

Ví dụ: động từ sagen (nói) và động từ wandern (đi dạo)

ichduer/sie/eswir/sie/Sieihr
würde gesagt habenwürdest gesagt habenwürde gesagt habenwürden gesagt habenwürdet gesagt haben
würde gewandert seinwürdest gewandert seinwürde gewandert seinwürden gewandert seinwürdet gewandert sein

Bài viết bạn có thể thích:

Mẫu câu tiếng Đức theo chủ đề kì nghỉ và du lịch

Mẫu câu chủ đề thời kì nghỉ, du lịch gồm các từ vựng và mẫu câu quan trọng giúp bạn làm chủ kì thi nói tiếng Đức trình độ A1, A2.

Bài 52: Hướng dẫn viết tiếng Đức hiệu quả

Viết tiếng Đức hiệu quả giúp bạn rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày tại Đức. Viết tiếng Đức thế nào cho đúng, hấp dẫn người đọc là một nghệ thuật.

Từ vựng tiếng Đức theo chủ đề nghề nghiệp

Nghề nghiệp là một trong những chủ đề thường gặp trong cuộc sống hàng ngày cũng như đi thi.

[Nói B2] - Hướng dẫn nói tiếng Đức B2

Phần thi nói tiếng Đức trình độ B2 theo định dạng Goethe gồm hai phần, kéo dài 15 phút, với tổng số điểm 100, trong đó có 16 điểm cho phần phát âm.

Bài 20: Tân ngữ trực tiếp trong tiếng Đức - Akkusativ

Trong tiếng Đức, thành phần nào bị động từ tác động thì được gọi là tân ngữ. Nó thường là tân ngữ trực tiếp hay còn gọi là cách 4, Akkusativ.

Bài 53: Phương pháp luyện nghe tiếng Đức

Kinh nghiệm luyện nghe tiếng Đức mỗi ngày một tốt hơn. Kinh nghiệm do những người học tiếng Đức lâu năm chia sẻ. Làm chủ kĩ năng nghe sau khi đọc.

Bài 30: Động từ khuyết thiếu trong tiếng Đức

Động từ khuyết thiếu là một trong những loại động từ quan trọng và hay được dùng nhất trong tiếng Đức. Chúng thường được dạy ngay trong những bài đầu tiên.

Bài 19: Chủ cách trong tiếng Đức - der Nominativ

Chủ cách chính là chủ ngữ trong câu. Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu cặn kẽ về 5 trường hợp trong tiếng Đức phải sử dụng chủ cách nhé.

Tình huống ở cửa hải quan trong tiếng Đức

Nói chuyện với hải quan là một trong những điều mà ai cũng bắt buộc phải trải qua trước khi chính thức đặt chân vào nước Đức. Hãy cùng CLB Tiếng Đức Việt Đức tìm hiểu tình huống này nhé.

Bạn thấy bài viết này hữu ích không?

5 3 đánh giá
Bình chọn bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Có thể bạn đã bỏ qua

CLB Tiếng Đức Việt Đức
0
Rất thích ý kiến của bạn. Hãy để lại ý kiến bạn nhé.x