Bài 52: Hướng dẫn viết tiếng Đức hiệu quả

0 1542

6 phút Viết tiếng Đức hiệu quả giúp bạn rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày tại Đức. Viết tiếng Đức thế nào cho đúng, hấp dẫn người đọc là một nghệ thuật.

Hướng dẫn viết tiếng Đức hiệu quả

Hướng dẫn viết tiếng Đức hiệu quả

6 phút

Viết tiếng Đức hiệu quả giúp bạn rất nhiều trong cuộc sống hàng ngày tại Đức. Nó là một trong những phương tiện truyền đạt ý tưởng rất hữu hiệu. Viết tiếng Đức thế nào cho đúng, hấp dẫn người đọc là cả một nghệ thuật. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, người ta đã quen với những dòng trạng thái ngắn ngủi trên Facebook hay Twitter, chúng ta càng phải trau dồi kĩ năng viết để làm sao thu hút người đọc ngay từ những dòng đầu tiên.

Một số lưu ý trước khi viết

Ý chính phải để lên đầu

Hãy xét ví dụ sau đây:
  • Hương thân mến, tôi rất nhớ bạn, vì lâu quá rồi chúng mình không gặp nhau kể từ lần cuối cùng ở nhà hàng Hoa Hồng vào mùa đông năm ngoái, nên giờ đây tôi viết thư này để mời bạn đến nhà tôi để dự bữa tiệc vào hồi 19:00, ngày 17.10.2021.
Đoạn văn trên có một số điểm yếu:
  • Câu văn quá dài.
  • Ý chính được đặt ở cuối cùng.

Với hai điểm yếu trên, nó rất dễ làm người đọc bỏ qua những ý chính cần truyền tải. Người đọc khi lướt qua dòng đầu, thấy cụm: „tôi rất nhớ bạn.“ Rất có thể người ta sẽ cho đây là bức thư không quá cấp thiết, và quyết định đọc sau. Rốt cuộc lá thư sẽ bị quên không được đọc lại.

Chúng ta thử viết lại đoạn văn trên như sau:
  • Hương thân mến, tôi mời bạn đến dự tiệc tại nhà tôi. Bữa tiệc diễn ra vào 19:00, ngày 17. 10. 2021. Bạn nhớ đến nhé. Tôi nhớ bạn lắm đấy. Chúng mình đã lâu lắm rồi không gặp nhau rồi nhỉ, kể từ lần cuối cùng ở nhà hàng Hoa Hồng vào mùa đông năm ngoái.
Đoạn văn này đã khắc phục được một số điểm yếu như:
  • Đưa ý chính của bức thư lên đầu.
  • Tách câu dài ra thành nhiều câu.

Rõ ràng, với việc để ý chính lên đầu sẽ khiến người đọc quan tâm hơn. Ngay từ dòng đầu là ý: „tôi mời bạn đến dự tiệc …“ Điều này khiến người đọc thấy được sự quan trọng của lá thư. Và anh ta sẽ tiếp tục đọc để lấy thêm thông tin về bữa tiệc.

Như vậy, hai đoạn văn trên về ý tứ, câu từ không có gì khác biệt. Tuy nhiên, đoạn văn thứ hai sẽ khiến người đọc quan tâm hơn đoạn văn đầu tiên. Tại sao lại như vậy? Đó chính là:

  • Ý chính được để lên đầu tiên.

Mỗi một đoạn văn chỉ nên có một ý chính

Một đoạn văn có độ dài lý tưởng từ 150 đến 300 từ. Nếu chúng ta đưa quá nhiều ý chính vào sẽ khiến người đọc bị nhầm lẫn. Khi đọc xong họ sẽ khó lòng hiểu được ta muốn nói gì. Khi đi học, chúng ta thường bị thầy cô giáo phê là „lủng củng“ chính là vì lý do này.

Chúng ta nên tạo cho mình một thói quen:
  • Bắt đầu đoạn văn bằng một câu chủ đề (ý chính.)
  • Khi muốn nói về một chủ đề khác, hãy viết một đoạn văn mới.

Sử dụng một vài câu phát triển ý cho câu chủ đề

Việc phát triển ý của câu chủ đề là rất quan trọng. Nó khiến cho đoạn văn của mình chặt chẽ, có sức hút hơn. Nếu chúng ta chỉ đặt vấn đề xong để đấy nó sẽ dẫn đến những tình trạng sau:

  • Đoạn văn chỉ có toàn câu chủ đề.
  • Câu chủ đề, hay ý chính không thuyết phục được người đọc.
Ví dụ:
  • Hà Nội rất đẹp. Tôi yêu Berlin.

Đoạn văn trên có hai câu thì cả hai câu là câu chủ đề. Nó khiến người đọc phải băn khoăn tự hỏi: „Hà Nội đẹp như thế nào?“ và „Tại sao lại yêu Berlin?“

Để bài viết của mình chặt chẽ, thu hút hơn, chúng ta nên:
  • Tách đoạn văn trên ra hai đoạn văn riêng biệt.
  • Viết một số câu phát triển ý cho câu chủ đề.
Ví dụ:
  • Hà Nội rất đẹp. Nó có rất nhiều hồ. Mỗi buổi chiều tôi thường đi dạo ở hồ Tây để ngắm giai xinh gái đẹp …

Khi đọc đoạn văn trên, người ta có thể thấy: à, Hà Nội đẹp vì nó có nhiều hồ. Tại sao nhiều hồ lại đẹp? Vì người ta có thể đi dạo và ngắm cảnh vật, nam thanh nữ tú … Rõ ràng đoạn văn của ta sẽ hấp dẫn, lôi cuốn hơn việc chỉ liệt kê ra các ý xong bỏ đó, không giải thích, không chứng minh. Điều này rất giống với kiểu: „mình thích thì mình yêu thôi, chứ chả có lý do gì cả.“

Kết thúc đoạn văn bằng một câu tóm tắt ý chính

Câu tóm tắt, tổng kết đóng một vai trò rất quan trọng trong một đoạn văn. Như trong một cuộc họp, nếu không có một bài tổng kết, hay kết luận cuộc họp thì sẽ chẳng ai nhớ cuộc họp đó nói về cái gì. Việc đọc một đoạn văn cũng tương tự như vậy. Nếu ta không có câu kết luận, người đọc rất có thể sẽ quên mất mình vừa đọc cái gì.

Câu kết luận là câu nhắc lại ý chính, hay câu chủ đề để người đọc không quên. Tuy nhiên, nó không phải là bản sao của câu chủ đề. Chúng ta sẽ nhắc lại ý của câu chủ đề bằng một cách diễn đạt khác.

Ví dụ:
  • Hà Nội rất đẹp. Nó có rất nhiều hồ. Mỗi buổi chiều tôi thường đi dạo ở hồ Tây để ngắm giai xinh gái đẹp … Tôi đã đánh rơi trái tim mình ở một nơi nào đó trên đường phố Hà Nội mộng mơ.

Câu kết luận trên giúp người đọc nhớ người viết đang ca ngợi cảnh đẹp của Hà Nội.

Tóm lại, để viết một đoạn văn tốt, chúng ta cần phải:
  • Để ý chính lên đầu.
  • Mỗi một đoạn văn chỉ có một ý chính.
  • Mỗi ý chính cần phải có một vài câu phát triển ý.
  • Cuối mỗi đoạn văn cần có một câu kết luận.

Cách viết TWZ – Thema – Warum – zum Beispiel

Câu Thema là gì?

Khi viết hay nói, chúng ta luôn phải xác định: chúng ta muốn nói về cái gì? Đây chính là ý chính hay còn gọi là chủ đề. Nếu chúng ta không biết bản thân đang nói hay viết cái gì thì liệu người nghe hay người đọc có biết được không? Chắc chắn là không rồi. Như vậy, đặt vấn đề là việc quan trọng nhất chúng ta phải làm trước khi viết hay nói.

Khi đã tìm được chủ đề rồi, ta nên viết chủ đề đó xuống. Đừng bận tâm đến câu đơn hay câu kép. Hãy cứ viết câu chủ đề xuống đã. Ví dụ trong đầu chúng ta muốn viết một lá thư mời đi du lịch cùng ở Sapa. Chúng ta hãy viết xuống:

  • Tôi mời bạn đi Sapa cùng tôi.

Đây chính là câu chủ đề, hay câu Thema.

Câu Warum là gì?

Câu Warum chính là câu phát triển ý cho câu chủ đề. Nó được gọi là Warum để nhắc người viết nhớ một điều:

  • Cần phải giải thích lý do tại sao mình viết câu Thema.

Tiếp theo câu chủ đề trên, chúng ta cần phải giải thích tại sao mình lại rủ bạn đi Sapa:

  • Sapa mùa này đẹp lắm.

Câu zum Beispiel là gì?

Câu zum Beispiel là câu chứng minh cho câu Warum. Chúng ta rủ bạn đi Sapa vì Sapa đẹp. Vậy hãy chứng minh Sapa đẹp một cách thuyết phục đi. Đó chính là nhiệm vụ của câu zum Beispiel.

  • Đây là mùa thác Bạc nhiều nước nhất trong năm.

Ghép ba câu lại với nhau ta được:

  • Tôi mời bạn đi Sapa cùng tôi. Sapa mùa này đẹp lắm. Đây là mùa thác Bạc nhiều nước nhất trong năm.

Với cách diễn đạt trên, câu văn hay câu nói của chúng ta có sức thuyết phục hơn với đầy đủ ba bước: đặt vấn đề – giải quyết vấn đề – chứng minh vấn đề.

Nếu chúng ta chỉ nói hay viết cụt lủn:

  • Đi Sapa cùng tôi đi.

Người đọc hay người nghe rất khó nhận lời ngay.

Cấu trúc một đoạn văn

Một đoạn văn được coi là chặt chẽ, gắn kết nếu chúng có cấu trúc như sau:

– Thema (câu đặt vấn đề.)

+ Warum | zum Beispiel (câu giải quyết vấn đề và câu chứng minh vấn đề.)

+ Warum | zum Beispiel (câu giải quyết vấn đề và câu chứng minh vấn đề.)

+ Warum | zum Beispiel (câu giải quyết vấn đề và câu chứng minh vấn đề.)

– zum Schluss (câu kết luận, nhắc lại chủ đề bằng một lối diễn đạt khác.)

Lưu ý:
  • Mỗi một đoạn văn chỉ nên có tối đa ba ý Warum.
  • Nếu chủ đề của bạn có nhiều hơn ba ý Warum, bạn nên chọn ra ba ý thuyết phục nhất.
  • Nếu bạn không tìm thấy ý Warum hay zum Beispiel nào thì tốt nhất bạn không nên viết về chủ đề đó nữa.

Các bước viết một đoạn văn

Lưu ý:
  • Nên tập thói quen viết văn theo các bước được hướng dẫn dưới đây. Không nên bắt tay vào viết một bài hoàn chỉnh ngay. Thói quen này sẽ giúp bạn làm chủ kĩ năng viết một cách nhanh nhất.

Phần gạch đầu dòng

  • Bước 1: viết câu chủ đề, càng đơn giản càng tốt. Bằng tiếng Việt cũng được.
  • Bước 2: liệt kê ra tất cả các ý Warum và zum Beispiel có trong đầu. Nếu không viết được câu Warum nào thì quay lại bước một và chọn chủ đề khác.
  • Bước 3: viết câu kết luận.
  • Bước 4: chọn ra ba ý Warum và zum Beispiel tâm đắc nhất.

Phần chuẩn bị từ vựng

  • Liệt kê tất cả các từ vựng cần thiết cho bài văn.
  • Hãy ghi xuống giấy bất cứ từ nào hiện ra trong đầu. Bằng tiếng Việt cũng không sao. Bạn hoàn toàn có thể tra từ điển cơ mà?

Phần viết lại câu

Sau khi có được bộ khung với những câu đơn rồi chúng ta bắt đầu chỉnh sửa chúng. Sử dụng tất cả các mẫu câu mình biết để viết lại các câu đơn ở trên.

Ví dụ câu gạch đầu dòng:
  • Sapa ist schön.
Các câu viết lại:
  • Ich finde Sapa sehr schön.
  • Soweit ich weiß, ist Sapa wunderschön.
  • Soweit ich weiß, ist Sapa, wo ich schon mal war, sehr schön.
  • Ich habe gehört, dass Sapa, wo ich schon mal war, schöner ist als im letzten Monat.
  • In dieser Zeit Sapa besuchend, kann man viele Schöne besichtigen.

Với những mẫu câu đã học, bạn có thể viết được hàng chục câu dài ngắn, đơn giản, phức tạp khác nhau để diễn đạt cùng một ý. Điều quan trọng đầu tiên bạn phải viết được câu chủ đề dưới dạng câu đơn ra nháp trước đã.

Bước này cũng là bước bạn thỏa sức sáng tạo, thực hành những mẫu câu đã học. Hãy cố thử áp dụng tất cả các mẫu câu đã học xem sao. Đừng quên thêm các trạng từ, tính từ, bổ ngữ vào cho câu văn thêm sinh động.

Phần ghép các câu lại với nhau

Công việc tiếp theo của bạn chính là ghép các câu lại với nhau thành một đoạn văn hoàn chỉnh.

Có rất nhiều cách để ghép:

Phần chỉnh sửa bài viết

Viết văn là một trò chơi ghép từ. Có vô số phương án ghép các từ lại với nhau để tạo ra một đoạn văn hoàn chỉnh. Do đó, khi ghép trong một đoạn văn, bạn nên rà soát lại xem còn phương án nào tốt hơn không. Đừng ngại ngần viết đi viết lại. Hoạt động này sẽ giúp bạn ngày càng hoàn thiện kĩ năng viết của mình.

Phần nhờ người khác đọc hộ

Chúng ta không bao giờ có thể nhận ra được văn của mình hay dở thế nào. Việc nhờ người khác đọc hộ cũng là cách để chúng ta nhận ra lỗi của mình và hoàn thiện nó.

Ví dụ chủ đề Kino oder Fernsehen

Phần gạch đầu dòng

Bước 1: viết câu chủ đề

  • Ich liebe Kino

Bước 2: liệt kê ra tất cả các ý Warum và zum Beispiel

  • Warum 1: die Kinoleinwand: Die Kinoleinwand im Kino ist sehr groß.
  • Warum 2: die Lautsprecher: Die Lautsprecher haben die beste Tonqualität.
  • Warum 3: andere Leute: Ich sehe mit anderen Leuten Film.

Bước 3: viết câu kết luận.

  • Ich gehe ins Kino an jedem Wochenende.

Bước 4: chọn ra ba ý Warum và zum Beispiel tâm đắc nhất.

  • Die Kinoleinwand im Kino ist sehr groß. Der Fernsehbildschirm ist klein.
  • Die Lautsprecher haben die beste Tonqualität. Der Fernseher hat nur kleine Lautsprecher.
  • Ich sehe mit anderen Leuten Film. Ich sehe nur mit einigen Freunden oder meiner Familie.

Phần chuẩn bị từ vựng

  • Màn ảnh, chất lượng âm thanh, hình ảnh, phim hài, phim trinh thám, phim tình cảm, …

Phần viết lại câu

  • Ich liebe Kino. -> Ich finde es besser einen Film im Kino als im Fernsehen zu sehen.
  • Die Kinoleinwand im Kino ist sehr groß. Der Fernsehbildschirm ist klein. -> Die Kinoleinwand im Kino ist sehr groß, und bei einer kleinen Leinwand kommt dagegen kaum Gefühl auf.
  • Die Lautsprecher haben die beste Tonqualität. Der Fernseher hat nur kleine Lautsprecher. -> Einfach gesagt, die beste Tonqualität im Kino gefällt mir besser als zu Hause mein Fernseher.
  • Ich sehe mit anderen Leuten Film. Ich sehe nur mit einigen Freunden oder meiner Familie. -> Dort kannst du mit anderen Leuten den Film sehen und zum Beispiel, wenn du eine Filmkomödie siehst, lachen alle Leute mit dir.
  • Ich gehe ins Kino an jedem Wochenende. -> Ich gehe ins Kino an jedem Wochenende, obwohl das Kino sehr teuer ist.

Phần ghép các câu lại với nhau

Ich finde es besser einen Film im Kino als im Fernsehen zu sehen, weil die Kinoleinwand sehr groß ist, und bei einer kleinen Leinwand dagegen kaum Gefühl aufkommt. Außerdem gefällt die beste Tonqualität im Kino mir besser als zu Hause mein Fernseher. Obwohl es zu Hause gemütlicher ist, gehe ich lieber ins Kino. Dort kannst Du mit anderen Leuten den Film sehen und zum Beispiel, wenn Du eine Filmkomödie siehst, lachen alle Leute mit Dir. Deshalb gehe ich sehr gerne mit meinen Freunden zusammen ins Kino an jedem Wochenende jedoch trotz seines teuren Preises. (93 từ)

Phần chỉnh sửa bài viết

  • Đã chỉnh sửa bài trên nhiều lần.

Phần nhờ người đọc hộ

  • Đã nhờ người đọc hộ. Và nay nhờ bạn đọc góp ý thêm nhé. ?

Bài viết bạn có thể thích:

Mẫu câu tiếng Đức theo chủ đề công việc

Mẫu câu tiếng Đức theo chủ đề công việc gồm các từ vựng và mẫu câu quan trọng giúp bạn làm chủ kì thi nói tiếng Đức trình độ A1, A2.

Bài 28: Mạo từ trong tiếng Đức

Mạo từ là một từ loại thường đi kèm với danh từ. Mạo từ chỉ cho ta biết được ba yếu tố ngữ pháp quan trọng bậc nhất trong tiếng Đức.

Bài 17: Đặt câu tiếng Đức với bảng năm cột thần thánh

Tiếng Đức không khó như bạn nghĩ. CLB Tiếng Đức Việt Đức sẽ chia sẻ với các bạn một cách để đặt câu tiếng Đức đơn giản không bao giờ sai.

Các bảng ngữ pháp tiếng Đức quan trọng

Các bảng ngữ pháp tiếng Đức quan trọng giúp bạn tổng hợp được tất cả những kiến thức đã học. Tiếng Đức cũng không nhiều đuôi ngữ pháp như ta tưởng.

Bài 33: Các thì trong tiếng Đức

Thì trong tiếng Đức được hiểu một cách đơn giản và đúng đắn nhất là: thời gian mà động từ xảy ra. Động từ cũng được gọi là từ thời gian.

Mẫu câu tiếng Đức theo chủ đề thông tin cá nhân

Thông tin cá nhân là một trong những chủ đề đầu tiên, quan trọng nhất trong giao tiếp hàng ngày. Bạn cần dùng nó trong công việc hay đi mua sắm.

222 từ tiếng Đức thường dùng phân theo từ loại

Bạn chắc chắn sẽ cần 222 từ tiếng Đức này để nói tiếng Đức trôi chảy. CLB Tiếng Đức Việt Đức đã chia chúng theo danh mục ngữ pháp, vì vậy, bạn sẽ dễ dàng hơn khi tập trung vào một nhóm tại một thời điểm.

Bài 22: Sở hữu cách trong tiếng Đức - der Genitiv

Sở hữu cách chính là sở hữu của danh từ, cụm danh từ... Vậy sở hữu cách trong tiếng Đức có bị chia thành đối cách hay tặng cách nữa không?

Tình huống mua bán trong tiếng Đức

Đi chợ là một trong những hoạt động không thể thiếu được trong đời sống hàng ngày. Hôm nay chúng ta hãy luyện tập thành thạo các tình huống liên quan đến mua bán trong tiếng Đức nhé.

Bạn thấy bài viết này hữu ích không?

4.8 5 đánh giá
Bình chọn bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Có thể bạn đã bỏ qua

CLB Tiếng Đức Việt Đức
0
Rất thích ý kiến của bạn. Hãy để lại ý kiến bạn nhé.x