Cách đơn giản dễ hiểu để đặt câu tiếng Đức
5 phút Cách duy nhất đạt được sự lưu loát tiếng Đức là nắm vững cấu trúc câu. Biết viết một câu tiếng Đức hoàn chỉnh giúp bạn tạo ra sự khác biệt.
Cách duy nhất để đạt được sự lưu loát tiếng Đức là nắm vững cấu trúc câu. Nắm vững những quy tắc để tạo ra một câu tiếng Đức hoàn chỉnh sẽ giúp bạn tạo ra sự khác biệt lớn. Vì vậy, CLB Tiếng Đức Việt Đức đã biên soạn một bộ quy tắc đơn giản, dễ hiểu về cấu trúc câu tiếng Đức mà bạn cần để thành công. Bạn sẽ không bao giờ phải đặt câu hỏi về trật tự từ tiếng Đức thêm một lần nào nữa, đơn giản là chỉ cần nói trôi chảy mà thôi.
Các vị trí của tiếng Đức trong câu đơn giản
Để tiện theo dõi và hướng dẫn, chúng tôi qui ước tiếng Đức có 5 vị trí, được đánh số từ 0 đến 4 như sau:
0 | 1 | 2 | 3 | 4 |
---|---|---|---|---|
Und | Deutsch | will | ich sehr gut | sprechen. |
Và | tiếng Đức | muốn | tôi rất tốt | nói. |
und oder aber denn sondern | một từ, cụm từ nào đó | động từ | các từ , cụm từ còn lại | động từ |
chỉ có 5 từ được đếm từ 0 | không nhất thiết phải là chủ ngữ | vị trí chỉ dành riêng cho động từ | các thành phần còn lại sau khi đã làm đầy các vị trí khác | Vị trí chỉ dành riêng cho động từ |
Câu ví dụ trên bạn sẽ hiểu và dịch được trôi chảy sau khi đọc được một nửa bài này.
Tiếng Đức gần giống với tiếng Việt
Có vẻ hơi khó tin nhưng sự thật là tiếng Đức khá giống với tiếng Việt ở những gì được gọi là cơ bản nhất, đó chính là: Chủ ngữ + động từ + tân ngữ: Anh yêu em hay Ich liebe Dich về cơ bản là có trật từ tương đương nhau. Hãy xét thêm một số ví dụ nữa bạn nhé.
- Con chó chơi với quả bóng. – Der Hund spielt mit dem Ball.
Như bạn thấy, cấu trúc ngữ pháp của hai câu trên tương đối giống nhau:
- Chủ ngữ: Con chó, Der Hund
- Động từ: chơi, spielt
- Cụm giới từ: với quả bóng, spielt mit dem Ball
Tuy nhiên, có một điểm cần lưu ý, đó là:
Động từ tiếng Đức luôn nằm ở vị trí số 2
Tất nhiên, ở đây chúng tôi đang đề cập tới câu đơn trần thuật có một động từ, các trường hợp khác bạn có thể từ từ theo dõi ở các phần tiếp theo, hoặc theo dõi những bài viết về ngữ pháp chuyên sâu hơn. Tuy nhiên, với câu thần chú: động từ tiếng Đức luôn ở vị trí số hai, các bạn đã đủ để viết tiếng Đức một cách đúng đắn rồi. Hãy xét ví dụ trên.
Trong tiếng Việt, người ta chỉ có thể nói Con chó chơi với quả bóng với đúng nghĩa là con chó chơi với quả bóng, mọi thay đổi khác đều dẫn tới thay đổi về nghĩa hoặc nghe rất ngớ ngẩn. Tuy nhiên, với tiếng Đức thì lại khác. Chúng ta chỉ cần đảm bảo động từ spielt nằm ở vị trí thứ hai, còn các bộ phận khác đều có thể thay đổi cho nhau được.
Ví dụ:
- Der Hund spielt vị trí số 2 mit dem Ball. = Mit dem Ball spielt vị trí số 2 der Hund.
Hai câu trên không thay đổi về nghĩa mặc dù vị trí các từ vị xáo trộn, trừ vị trí của động từ luôn giữ ở vị trí thứ hai là không thay đổi.
Tuy nhiên, có một tin không vui lắm, nhưng sau khi nắm vững thì bạn sẽ vô cùng cảm thấy thú vị và thấy nhờ nó mà làm các bài tập ngữ pháp của tiếng Đức trở nên dễ dàng hơn rất nhiều, đó chính là quy tắc động từ luôn nằm ở vị trí thứ hai chỉ đúng với trường hợp câu đơn có một động từ.
Câu tiếng Đức có hai động từ
Rất thường xuyên, bạn sẽ phải sử dụng hai động từ trong một câu tiếng Đức. Cho dù bạn đang nói ở thì quá khứ hay muốn diễn tả các ý phức tạp, tốt nhất bạn nên làm quen với cách nó hoạt động trong một câu. May mắn thay, nó không phức tạp chút nào.
Một trong những động từ của bạn sẽ chiếm ưu thế. Nếu bạn đang nói ở thì quá khứ, nó sẽ là “haben“, và nó nên được dịch sang tiếng Việt là đã trong trường hợp này. Trong tiếng Đức, động từ chủ đạo đứng trước, (ở vị trí thứ hai như đã nói ở trên.) Động từ phụ hoặc vẫn ở dạng nguyên thể hoặc được chia theo quy tắc của thì quá khứ. Sau đó, bạn sẽ phải đặt động từ thứ hai vào cuối câu, vị trí số 4. Mặc dù nó ở cuối và không được chia trực tiếp theo chủ ngữ, nhưng nó vẫn là động từ mang lại ý nghĩa cho câu của bạn, vì vậy nó vẫn là động từ chính. Chúng ta hãy xem một số ví dụ.
Ví dụ:
- Tôi đã1 thuê2 một chiếc xe đạp. = Ich habe1 ein Rad gemietet2.
Rõ ràng, trong tiếng Việt, hai động từ đứng cạnh nhau, nhưng khi chuyển sang tiếng Đức thì một động từ đứng thứ 2 và một động từ đứng cuối cùng của câu. Vui lòng đọc lại phần đầu tiên của bài này khi chúng có có câu: Tôi muốn nói tiếng Đức tốt, lúc chuyển sang tiếng Đức thì động từ muốn (will) ở vị trí số hai, và động từ nói (sprechen) đứng ở vị trí số 4 cuối cùng.
Tóm lại, hiểu một cách đơn giản nhất cho đến lúc này thì chính là:
- Động từ tiếng Đức luôn ở vị trí thứ hai, nếu có hai động từ thì một đứng thứ hai, một đứng cuối cùng (thứ 4).
Tất nhiên, câu này không đúng với mọi trường hợp, nhưng với những câu bình thường trong cuộc sống thì nó gần như là một câu thần chú hoàn hảo. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về cách đặt câu và các loại câu trong tiếng Đức, ở cuối bài này, chúng tôi sẽ gửi tặng bạn một tài liệu được do giảng viên Hoàng Tuấn Anh biên soạn công phu, chi tiết có tựa đề là Hinweis zum Schreiben.
Đặt câu hỏi trong tiếng Đức
Đặt câu hỏi trong tiếng Đức dễ hơn trong tiếng Anh nhiều khi chúng ta chỉ việc đảo động từ đang nằm ở vị trí số hai lên đầu câu là xong. Nếu là câu hỏi có từ để hỏi thì từ để hỏi sẽ đứng đầu sau đó đến động từ.
Một số từ để hỏi trong tiếng Đức
- Tại sao, sao – warum
- Cái gì, gì – was
- Khi nào, bao giờ – wann
- Như nào, ra sao – wie
- Ở đâu, đâu – wo
- Từ đâu – woher
- Tới đâu – wohin
- Ai (chủ ngữ) – wer
- Ai (tân ngữ trực tiếp) – wen
- Của ai – wessen
- Cho ai, đối với ai (tân ngữ gián tiếp) – wem
Ví dụ
Trần thuật | Câu Ja/Nein | Câu có từ để hỏi |
---|---|---|
Ich kann hier ein Auto mieten. | Kann ich hier ein Auto mieten? | Wo kann ich ein Auto mieten? |
Ich bin um 8 Uhr angekommen. | Bin ich um 8 Uhr angekommen? | Wann bin ich angekommen? |
Lưu ý về trường hợp đảo ngữ trong tiếng Đức
Khác với trong tiếng Anh, trong tiếng Đức động từ luôn ở vị trí số 2, nên trong nhiều trường hợp mặc dù có đảo ngữ nhưng lại không phải là câu hỏi. Các bạn cần lưu ý nhé. Ví dụ câu trên, chúng ta có thể viết như sau:
- Um 8 Uhr kann ich hier ein Auto mieten.
Câu trên vừa có thể là một câu hỏi, và vừa có thể là một câu trần thuật, ta chỉ có thể phân biệt bằng dấu chấm câu hay ngữ điệu.
- Um 8 Uhr kann ich hier ein Auto mieten. – Câu trần thuật, ngữ điệu bình thường.
- Um 8 Uhr kann ich hier ein Auto mieten? – Câu hỏi Ja/Nein, lên giọng ở cuối câu.
Câu tiếng Đức có liên từ
Trong một mệnh đề có liên từ đứng đầu thì động từ của liên từ luôn đứng cuối. Nếu mệnh đề có hai động từ thì động từ ở vị trí số hai sẽ phải chuyển về đứng ở vị trí cuối cùng, sau vị trí của động từ đứng thứ 4 đang đứng ở đó.
Ví dụ:
Câu thường |
---|
Er kann1 um 8 Uhr ankommen2. |
Mệnh đề |
---|
dass, er um 8 Uhr ankommen2 kann1. |
Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, chúng tôi gửi tặng bạn tài liệu hướng dẫn viết tiếng Đức chuẩn Hinweis zum Schreiben (viết bằng tiếng Việt) ở dưới.
Câu phủ định trong tiếng Đức
Tiếng Đức từ nicht và kein để biến câu trần thuật thành câu phủ định. Hiểu một cách đơn giản thì nicht dùng để phủ định động từ, còn kein dùng để phủ định danh từ.
Ví dụ:
- Tôi KHÔNG uống bia. = Ich trinke NICHT Bier.
- Tôi uống KHÔNG bia. = Ich trinke KEIN Bier. (Người Đức thường dùng cách này hơn.)
Câu mệnh lệnh trong tiếng Đức
Về cơ bản, chúng ta có thể ra lệnh cho các ngôi sau trong tiếng Đức:
- du – bạn
- ihr – các bạn
- Sie/Sie – Ngài/các Ngài
Nguyên thể | kommen | |
du | komm, bitte | bỏ en, thêm từ bitte (làm ơn) |
ihr | kommt, bitte | bỏ en, thêm t và từ bitte |
Sie/Sie | kommen Sie, bitte | giữ nguyên động từ, thêm Sie và từ bitte |
Hiểu cấu trúc câu tiếng Đức không khó lắm. Tuy nhiên, bạn cần phải nắm vững các cấu trúc câu để đạt được sự trôi chảy. Vì vậy, cách tốt nhất để học các quy tắc trật tự từ là nhìn thấy chúng trong môi trường sống tự nhiên của chúng. Tất cả các cụm từ và cách diễn đạt hàng ngày đều bao gồm các quy tắc ngữ pháp bạn vừa học.
Tìm tài liệu tiếng Đức miễn phí tại CLB Tiếng Đức Việt Đức
Để tìm danh sách các cụm từ, mẫu tiếng Đức hữu ích nhất, bạn có thể đọc tại chuyên mục Từ vựng tiếng Đức của CLB Tiếng Đức Việt Đức nhé. Ở đó có rất nhiều mẫu câu, cụm từ thiết yếu trong cuộc sống được chia thành các chủ đề giúp các bạn chủ động hơn trong việc học tập của mình.
Hoặc bạn có thể tìm kiếm những khóa học tiếng Đức miễn phí, hoặc có phí tại CLB Tiếng Đức Việt Đức để hoàn thiện hơn các kĩ năng của mình.
Trước tiên, hãy tải tài liệu bên dưới về đọc bạn nhé. Tài liệu được giảng viên tiếng Đức Hoàng Tuấn Anh biên soạn dựa vào kinh nghiệm dạy học tiếng Đức lâu năm của mình tại Đức và Việt Nam.