Bài 18: Bốn cách trong tiếng Đức – Die vier Fälle

2 680

3 phút Cách trong tiếng Đức chính là qui tắc ngữ pháp giúp ta nhận biết chức năng ngữ pháp của một số từ loại trong câu.

Bốn cách trong tiếng Đức

Bốn cách trong tiếng Đức

3 phút

Bốn cách trong tiếng Đức chắn hẳn là vấn đề ngữ pháp khó hiểu nhất mà nhiều bạn khi bắt đầu học phải than trời. Tuy nhiên, nó khó chỉ là vì bạn chưa hiểu bản chất thực sự của nó mà thôi. Hãy cùng CLB Tiếng Đức Việt Đức tìm hiểu để nhận thấy rằng vấn đề ngữ pháp này dễ như ăn kẹo và rất thú vị, hữu ích nhé.

Cách trong tiếng Đức là gì?

Như các bạn đã biết, trong một câu tiếng Việt, hay tiếng Anh đều có những thành phần ngữ pháp như là:

  • Chủ ngữ: sinh ra động từ chính trong câu
  • Động từ: diễn tả hoạt động, hành động của chủ ngữ
  • Tân ngữ: bị động từ tác động lên

Với tiếng Việt, chúng ta chỉ nhận biết được đâu là chủ ngữ, đâu là tân ngữ nhờ vào vị trí của chúng trong câu. Tuy nhiên, đối với tiếng Đức, chúng ta có thể dễ dàng nhận biết được chủ ngữ hay tân ngữ của câu nhờ vào việc chúng được chia ở cách nào.

Tiếng Đức có bao nhiêu cách?

Như vậy, hiểu đơn giản nhất, cách trong tiếng Đức chính là qui tắc ngữ pháp giúp ta nhận biết chức năng ngữ pháp của một số từ loại trong câu. Cụ thể như sau:

Cách 1 | Chủ cách | Nominativ

Đóng vai trò là chủ ngữ, sinh ra động từ trong câu. Hay nói cách khác, nếu một từ trong câu đóng vai trò chủ ngữ, nó phải được chia ở cách 1.

Ví dụ:

  • Tôi yêu em. Ở câu này, „tôi“ sinh ra động từ „yêu“, nên nó phải được chia ở cách 1.

Cách 4 | Tân ngữ trực tiếp | Đối cách | Akkusativ

Đóng vai trò là tân ngữ trực tiếp trong câu. Nếu một tân ngữ nào trong câu bị động từ tác động trực tiếp lên thì nó phải được chia ở cách 4.

Ví dụ:

  • Tôi yêu em. Ở câu này, „em“ bị động từ „yêu“ tác động trực tiếp, nên nó phải được chia ở cách 4.

Cách 3 | Tân ngữ gián tiếp | Tặng cách | Dativ

Đóng vai trò là tân ngữ gián tiếp trong câu. Nếu một tân ngữ nào trong câu bị động từ tác động gián tiếp thì nó phải được chia ở cách 3.

Ngoài ra, trong tiếng Đức, có một số động từ chỉ đi với cách 3, do vậy, trong trường hợp này chúng ta phải chia tân ngữ ở cách 3, mặc dù về ý nghĩa, nó có thể bị động từ tác động trực tiếp lên.

Ví dụ:

  • Tôi đưa cô ấy cái bút. Ở câu này, „cô ấy“ không bị hành động „đưa“ tác động trực tiếp, nên nó phải được chia ở cách 3.

Cách 2 | Sở hữu cách | Genitiv

Đây là dạng sở hữu của danh từ.

Ví dụ:

  • Cái bút của vợ tôi. Ở cụm từ này, „cái bút“ thuộc sở hữu của danh từ „vợ tôi“, nên danh từ „vợ tôi“ phải được chia ở cách 2.

Xác định cách trong câu như nào?

Tóm lại, để dùng cách trong tiếng Đức một cách đúng đắn, trước hết bạn phải xác định được động từ trong câu, và sau đó hình dung ra được:

  • Ai/cái gì sinh ra động từ đó? -> Nó chính là chủ ngữ Nominativ
  • Động từ đó tác động trực tiếp lên ai/cái gì -> Nó chính là tân ngữ trực tiếp Akkusativ
  • Ai/cái gì không bị động từ tác động trực tiếp? -> Nó chính là tân ngữ gián tiếp Dativ
  • Cái gì sở hữu cái gì? -> Nó chính là sở hữu cách Genitiv

Ngoài ra, hãy đọc các bài viết riêng, kĩ lưỡng hơn về từng cách một do CLB Tiếng Đức Việt Đức viết để hiểu rõ đầy đủ về từng cách trong tiếng Đức bạn nhé.

Bảng phân tích các thành phần ngữ pháp trong câu

Chủ ngữĐộng từGián tiếpTrực tiếpSở hữu
Tôiđưacô ấycái bútcủa vợ tôi.
sinh ra động từdiễn tả hoạt động của chủ ngữkhông bị động từ tác động lênbị động từ tác động lênsở hữu của danh từ „vợ tôi“

Loại từ nào phải chia theo cách?

Các loại từ phải chia theo cách, nghĩa là phải phân biệt rõ chúng là chủ ngữ, tân ngữ trực tiếp, hay tân ngữ gián tiếp khi đặt câu đó là:

  • Đại từ: ich, du, dieser, v.v.
  • Danh từ: das Buch, der Tisch, v.v.
  • Tính từ: ein guter Mann, eine gute Frau, v.v.
  • Mạo từ: der, die, ein, eine…

Bảng chia đại từ nhân xưng

1ichduersieeswirihrsieSie
4michdichihnsieesunseuchsieSie
3mirdirihmihrihmunseuchihnenIhnen
2meindeinseinihrseinunsereuerihrIhr

Bảng chia mạo từ xác định

1derdiedasdie
4dendiedasdie
3demderdemden
2desderdesder
Các bạn để ý phần được tô đỏ nhé. Đó chính là các đuôi thường gặp trong ngữ pháp tiếng Đức đó.

Bảng chia mạo từ không xác định

1eineineeinmeine/keine
4eineneineeinmeine
3einemeinereinemmeinen
2eineseinereinesmeiner
Hãy so sánh phần bôi đỏ của các từ ở tất cả các bảng với nhau, bạn sẽ nhận ra được nhiều thứ rất hay đó.

Bảng chia mạo từ sở hữu mein, dein, sein…

1meinmeinemeinmeine
4meinenmeinemeinmeine
3meinemmeinermeinemmeinen
2meinesmeinermeinesmeiner
Các bạn có thấy đuôi của bảng này với đuôi của bảng mạo từ không xác định giống nhau đến 100% không?

Để chia các mạo từ sở hữu khác, bạn chỉ đơn giản thay mein bằng chúng mà thôi. Ví dụ với mạo từ của cô ấy ihr chẳng hạn, ta sẽ có:

1ihrihreihrihre
4ihrenihreihrihre
3ihremihrerihremihren
2ihresihrerihresihrer

 Bảng chia đuôi tính từ đi với mạo từ xác định

 derdiedasdie
1guteguteguteguten
4gutenguteguteguten
3gutengutengutenguten
2gutengutengutenguten
Ví dụ: der gute Mann, den guten Mann, dem guten Mann, des guten Mannes. Tương tự với các cột còn lại.

Các bạn có thể nhận thấy:

  • Ở cách 3, cách 2, số nhiều, và cách 4 giống đực tính từ luôn có đuôi en
  • Các trường hợp còn lại có đuôi e

Bảng chia đuôi tính từ đi với mạo từ không xác định

 eineineeinmeine/keine
1gutergutegutesguten
4gutengutegutesguten
3gutengutengutenguten
2gutengutengutenguten

Các bạn có thể nhận thấy:

  • Ở cách 3, cách 2, số nhiều, và cách 4 giống đực tính từ luôn có đuôi en
  • Cách 1 giống đực có đuôi er giống từ der trong khi cách 1, cách 4 giống trung có đuôi es giống từ das, cách 1, cách 4 của giống cái có đuôi e giống từ die

Bảng chia đuôi tính từ không có mạo từ đi kèm

 Giống đựcGiống cáiGiống trungSố nhiều
1gutergutegutesgute
4gutengutegutesgute
3gutemgutergutemguten
2gutengutergutenguter
Các bạn có thấy nếu der die das bỏ chữ d đi thì rất giống với đuôi tính từ ở bảng này không? Trừ cách 2 của giống đực và trung.

Các bạn có thể nhận thấy:

  • Đuôi của tính từ lúc này rất giống với der, die das. Ví dụ như guter (der) guten (den)…

Ghép các bảng lại với nhau một cách hoàn chỉnh

Bảng 1: Đi với mạo từ xác định der – die – das – die

derdiedasdie
der gute Vaterdie gute Mutterdas gute Kinddie guten Kinder
den guten Vaterdie gute Mutterdas gute Kinddie guten Kinder
dem guten Vaterder guten Mutterdem guten Kindden guten Kindern
des guten Vatersder guten Mutterdes guten Kindesder guten Kinder
Cùng nhóm: dieser, jeder, jener, solcher, welcher, aller (đổi đuôi er theo der, die, das, die)

Bảng 2: Đi với mạo từ không xác định ein – eine – ein – keine/meine…

eineineeinkeine/meine
ein guter Vatereine gute Mutterein gutes Kindmeine guten Kinder
einen guten Vatereine gute Mutterein gutes Kindmeine guten Kinder
einem guten Vatereiner guten Muttereinem guten Kindmeinen guten Kindern
eines guten Vaterseiner guten Muttereines guten Kindesmeiner guten Kinder
Cùng nhóm: mein, dein, sein… kein… (các bạn thêm đuôi e, e, en, er… như ở các cột tương ứng. Ví dụ: mein guter Vater, meine gute Mutter mein gutes Kind, meine guten Kinder)

Bảng 3: Không đi với mạo từ

Giống đựcGiống cáiGiống trungSố nhiều
guter Vatergute Muttergutes Kindgute Kinder
guten Vatergute Muttergutes Kindgute Kinder
gutem Vaterguter Muttergutem Kindguten Kindern
guten Vatersguter Mutterguten Kindesguter Kinder
Cùng nhóm: viele, einige, mehrere, verschiedene, wenige

Bài viết bạn có thể thích:

Bài 1: Giới thiệu chung về phát âm tiếng Đức

Nắm vững ba đặc điểm phát âm tiếng Đức giúp bạn làm chủ tiếng Đức một cách không ngờ. Hãy cùng nhau xây dựng nền móng đầu tiên vững chắc nhé.

Cập nhật đề thi nói tiếng Đức B1 Goethe kèm lời giải mẫu

Đây là một bài viết tổng hợp các đề thi nói tiếng Đức B1 đã diễn ra tại viện Goethe Hà Nội, viện Goethe TP Hồ Chí Minh, HANU, Đà Nẵng.

Luyện tập cách dùng als, wenn, wann ngày 13.08.2021

Bạn đã biết khi nào dùng als, khi nào dùng wenn và khi nào dùng wann hay chưa?

Mẫu câu tiếng Đức theo chủ đề hoạt động hàng ngày

Tiếng Đức theo chủ đề hoạt động hàng ngày gồm các từ vựng và mẫu câu quan trọng giúp bạn làm chủ kì thi nói tiếng Đức trình độ A1, A2.

Mẫu câu tiếng Đức theo chủ đề khẩu vị và sở thích

Mẫu câu chủ đề thời khẩu vị, sở thích gồm các từ vựng và mẫu câu quan trọng giúp bạn làm chủ kì thi nói tiếng Đức trình độ A1, A2.

Bài 39: Động từ bất qui tắc tiếng Đức chia theo trình độ

173 động từ bất qui tắc tiếng Đức thường dùng, được thể hiện ở bốn dạng: nguyên thể, hiện tại, quá khứ, phân từ, giúp chia chuẩn 14 thì tiếng Đức.

Bài 15: Phân biệt chủ ngữ, động từ, tân ngữ trong câu tiếng Đức

Nếu bạn có thể phân biệt được chủ ngữ, động từ, tân ngữ trong câu, bạn không còn sợ cách 1, cách 2, cách 3, cách 4 trong tiếng Đức nữa.

Mẫu câu tiếng Đức theo chủ đề học tiếng Đức

Hầu như kì thi nào cũng có chủ đề học ngoại ngữ và tiếng Đức. Chúng ta hãy cùng nhau học thuộc từ vựng và những mẫu câu cơ bản có liên quan nhé.

Bài 50: Mẫu câu tiếng Đức thường dùng

Câu tiếng Đức dù đơn giản hay phức tạp đều thuộc một mẫu nào đó. Nắm vững các mẫu câu tiếng Đức thường dùng giúp bạn làm chủ kĩ năng viết.

Bạn thấy bài viết này hữu ích không?

5 4 đánh giá
Bình chọn bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

2 Bình luận
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Có thể bạn đã bỏ qua

CLB Tiếng Đức Việt Đức
2
0
Rất thích ý kiến của bạn. Hãy để lại ý kiến bạn nhé.x