Bài 54: Phương pháp luyện nói tiếng Đức

0 408

5 phút Phương pháp luyện nói tiếng Đức được rút ra từ kinh nghiệm học ngoại của nhiều người. Nó giúp ta nhanh chóng làm chủ kĩ năng nói tiếng Đức của mình.

Hướng dẫn luyện nói tiếng Đức hiệu quả

Hướng dẫn luyện nói tiếng Đức hiệu quả

5 phút

Phương pháp luyện nói tiếng Đức được rút ra từ kinh nghiệm học ngoại của rất nhiều người. Nó giúp người học nhanh chóng làm chủ kĩ năng nói tiếng Đức của mình.

Nói là một kĩ năng mà người Việt tương đối kém. Thực ra nó lại là kĩ năng dễ nhất. Tuy nhiên do chúng ta sai phương pháp thành ra dễ lại trở nên khó mà thôi.

Tác hại của nói kém

Nói kém cũng là nguyên nhân khiến chúng ta khó hòa nhập cuộc sống tại Đức. Làm sao bạn có thể hòa nhập được khi mà đến bữa tiệc cứ lầm lì ngồi một chỗ? Ai cũng nghĩ bạn là con người lạnh lùng, nhưng thực ra bạn là con người vui vẻ. Chỉ vì bạn không nói được mà trở thành lạnh lùng một cách bất đắc dĩ. Lâu dần nó sẽ dẫn đến việc chán nản. Bạn luôn muốn về Việt Nam để chém gió cho sướng miệng một phen. :D

Nói tóm lại, chúng ta cần phải rèn luyện kĩ năng nói thật tốt để hòa nhập cuộc sống tại Đức tốt hơn.

Trước hết, chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân khiến chúng ta nói kém. Khi đã biết nguyên nhân rồi thì việc sửa chữa là điều vô cùng đơn giản.

Tại sao chúng ta nói tiếng Đức kém?

Quá tập trung vào việc học ngữ pháp

Nguyên nhân sâu xa nhất của việc nói kém chính là:

  • Luôn bắt đầu việc học ngoại ngữ bằng việc học ngữ pháp.

Việc học này sẽ khiến chúng ta trở nên phụ thuộc vào ngữ pháp. Trong đầu lúc nào cũng sợ sai nên không đủ tự tin nói, vì sợ nói ra sẽ sai ngữ pháp.

Sự thực:

  • Ban đầu chúng ta không cần phải nói theo đúng ngữ pháp.

Chúng ta chỉ cần:

  • Nói ra được những gì cần thiết theo một cách phát âm chuẩn nhất có thể là được.

Thay vì nói „em đói quá anh ơi“, ta có thể nói „đói, đói, đói“. :D Điều quan trọng nhất chính là chúng ta phải dám nói đã. Nếu không dám nói thì làm sao có thể nói được đây?

Hãy tạm thời quên ngữ pháp đi.

Cái gì hiện ra trong đầu thì nói cái đó. Hãy từ bỏ qui trình:

  • Nghĩ cả câu bằng tiếng Việt.
  • Dịch ra tiếng Đức theo các qui tắc ngữ pháp
  • Rồi mới bắt đầu nói ra câu đã được viết hoàn thiện trong đầu.

Qui trình này là quá phức tạp và mất thời gian. Khi bạn nói xong một câu thì người nghe đã ngủ gật mất rồi. Mà chưa chắc câu của bạn đã đúng ngữ pháp hơn câu mà bạn buột miệng nói ra.

Phát âm sai

Quá tập trung vào ngữ pháp nên bạn có thể bỏ bê việc luyện phát âm. Điều này dẫn đến việc phát âm sai. Nó khiến không ai hiểu bạn. Và bạn càng không đủ tự tin để nói tiếng Đức.

Việc không nói khiến bạn trở thành một „người hùng thầm lặng“ trong tất cả các giao tiếp xã hội. Bạn sẽ nhanh chóng trở thành „trẻ tự kỉ“ trong mắt mọi người.

Thiếu vốn từ vựng

Việc tập trung ngữ pháp cũng khiến bạn không có thời gian để học từ vựng. Bạn có thể nói vanh vách giả định 1 là gì, giả định 2 là gì, câu mệnh đề quan hệ như nào. Đồng thời bạn cũng lại biết rất ít từ. Khi không có từ thì chúng ta chỉ còn cách im lặng hoặc giao tiếp bằng tay mà thôi.

Tiếng Việt như nào tiếng Đức nói như thế

Đây là lỗi khá phổ biến của người học tiếng Đức. Chúng ta thường có tham vọng dịch mọi từ tiếng Việt trong một câu ra tiếng Đức. Thực ra điều này là không thể. Giữa hai ngôn ngữ có rất nhiều sự khác biệt về cách diễn tả. Chúng ta chỉ có thể dịch ý, chứ khó lòng mà dịch từng từ, từng chữ được.

Nhút nhát

Vấn đề này thuộc về tính cách. Nhiều bạn ngay cả tiếng mẹ đẻ cũng chẳng thấy mấy khi nói thì thử hỏi làm sao có thể „bắn“ tiếng Đức liên thanh được đây?

Phương pháp luyện nói

Luyện phát âm

Như đã nói ở trên và các bài khác, phát âm là một trụ cột tối quan trọng của bất cứ ngôn ngữ nào. Khi bạn phát âm tốt, bạn sẽ học từ vựng nhanh hơn, và sẽ có đủ tự tin để nói hơn. Phương pháp luyện phát âm chi tiết bạn có thể đọc các bài viết về lĩnh vực này tại CLB Tiếng Đức Việt Đức.

Làm giàu vốn từ vựng

Bạn sẽ cần phải có tối thiểu 500 từ cơ bản để giao tiếp hàng ngày. Nếu muốn giao tiếp thoải mái hơn, bạn cần 1000 đến 2000 từ cơ bản. Tất cả những từ vựng này bạn đều có thể tìm được tại CLB Tiếng Đức Việt Đức, chúng đã được phân chia theo trình độ, từ loại, chủ đề rất đơn giản để bạn học.

Học các mẫu câu thường gặp trong cuộc sống

Thay vì học ngữ pháp, bạn hãy:

Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều khi chúng ta chỉ sử dụng khoảng 10 mẫu câu. Bạn có thấy ngạc nhiên không?

Ví dụ:

  • Muốn đặt cái gì đó ta dùng mẫu câu: ich hätte gern + thứ ta muốn.

Đừng quan tâm đến giống, số của danh từ

Ta có thể nói „ich hätte gern eine Cola.“ Tuy nhiên, đôi khi ta không biết Cola là giống gì thì sao? Đừng quá lo lắng. Việc đó không quá quan trọng đâu, bạn được quyền sai mà. Dần dần nó sẽ thành đúng. Nếu bạn cứ quan tâm tới giống của danh từ bạn sẽ khó lòng mà nói nhanh và trôi chảy được.

Thậm chí ta không cần biết từ Cola. Ta chỉ cần dõng dạc nói: „ich hätte gern diese.“ là đủ. Dễ quá phải không nào?

Một số ví dụ về mẫu câu

  • Khi muốn ai đưa cho mình cái gì đó ta dùng mẫu câu: gib mir bitte + thứ ta muốn.
  • Muốn hỏi cái gì đó ở đâu, đầu tiên ta cứ nói „wo“ đã, sau đó tính sau.
  • Muốn hỏi cái gì đó là gì thì ta cứ nói „was“ trước đã, sau đó tính sau.

Tư duy bằng hình ảnh

Chúng ta không cần phải nghĩ một câu tiếng Việt hoàn chỉnh, sau đó mới dịch sang tiếng Đức. Thay vào đó hãy tư duy bằng hình ảnh, sau đó bật luôn ra những từ đầu tiên.

Một điểm hay của tiếng Đức chính là:

  • Không nhất thiết chủ ngữ phải đứng đầu tiên.

Ta có thể áp dụng đặc điểm này vào việc nói nhanh tiếng Đức.

Ví dụ trong đầu ta hiện lên hình ảnh chai Cola. Ta có thể buột miệng nói ngay: Eine Cola …, sau đó mới nói thêm … hätte ich gern.

Khi muốn hỏi đường thì cứ „wo ist“ sau đó thêm địa điểm cần hỏi vào là xong, v.v.

Hãy quên ngữ pháp đi!

Trước hết nên học các mẫu câu. Văn nói và văn viết là khác nhau hoàn toàn. Nếu bạn nói với ngữ pháp quá cẩn trọng nó sẽ thành văn viết. Điều này sẽ khiến người nghe rất buồn cười vì trang trọng quá mức cần thiết.

Sử dụng ngữ pháp hay văn viết quá nhiều khiến câu tiếng Đức bị Việt hóa. Điều này có thể dẫn đến nhiều sai sót. Tiếng Việt của chúng ta là thứ tiếng dùng nhiều động từ. Nhưng vị trí của động từ trong tiếng Đức lại rất chặt chẽ. Do vậy, sẽ có những độ vênh nhất định.

Ví dụ:

  • Tiếng Việt hay nói: „có rất nhiều người yêu em.“ Câu này sử dụng hai động từ là „có“ và „yêu.“
  • Tiếng Đức chỉ cần nói: „nhiều người yêu em.“, bỏ được động từ „có.“

Xác định được mẫu câu cần nói

Một điểm nữa, nhiều từ đệm trong tiếng Việt không thể dịch hoặc không cần dịch ra tiếng Đức. Nếu chúng ta cứ nghĩ bằng tiếng Việt và áp dụng ngữ pháp thì chúng ta sẽ rất lúng túng.

Ví dụ: người Việt hay nói: „anh có yêu em không?“ Từ „có“ ở đây là từ đệm, chẳng có nghĩa gì cả. Nó khiến chúng ta sẽ rất loay hoay khi dịch sang tiếng Đức. Tuy nhiên, nếu chúng ta tư duy theo cách sau:

  • Đây là câu hỏi Ja/Nein.
  • Động từ là lieben.

Vì vậy chỉ cần đảo lieben lên đầu là xong.

Với cách tư duy như trên, chúng ta sẽ nói rất nhanh: liebst Du mich? Anh có thích ăn cơm không? Isst Du gern Reis?

Tóm lại thay vì dịch từ đối từ, chúng ta phải nhanh chóng xác định được:

  • Điều ta cần nói thuộc dạng nào?
  • Áp dụng mẫu câu của dạng đó với những từ ngữ đã được thay thế vào là xong.

Một tin vui cho các bạn:

  • Những mẫu câu, từ vựng thuộc 20 chủ đề quan trọng, thường gặp trong cuộc sống đều có tại CLB Tiếng Đức Việt Đức.

Các bạn hãy đặt mục tiêu cho mình về thời hạn hoàn thành việc thuộc lòng 20 chủ đề này nhé.

Luyện tính dạn dĩ và ngôn ngữ cơ thể

Một phương pháp chúng tôi thấy rất hiệu quả để luyện phần này là:

  • Nói trước gương.
  • Trèo lên bục cao (ví dụ như bàn, ghế) để nói.
  • Hoa chân, múa tay, lắc lư người, trợn mắt, nhăn mặt … trong khi nói.

Cách này được áp dụng giảng dạy tại CLB Tiếng Đức Việt Đức. Kết quả chúng tôi thu được là rất tốt khi hầu hết các học viên đều có điểm nói tuyệt đối tại các kì thi tiếng Đức.

Luyện nghe

Bạn nghe tốt thì sẽ nói tốt và ngược lại, bạn nói tốt thì sẽ nghe tốt. Một trong những phương pháp luyện nói tốt đó chính là luyện nghe tốt. Nghe có vẻ lủng củng nhưng sự thật là như vậy. Khi bạn nghe các mẩu hội thoại, hãy:

  • Ghi chép lại những mẫu câu.
  • Luyện nói theo đúng ngữ điệu và phát âm mình đã nghe được.
  • Ghi âm, sau đó nghe lại.

Nếu thấy âm mình nói tương đối ổn thì xin chúc mừng bạn. Bạn đã phát triển được kĩ năng nói của mình rồi đó. Nếu bạn thấy mình còn xấu hổ với giọng nói của mình thì hãy xóa đi ghi âm lại cho tới bao giờ nghe du dương thì thôi. Đừng tham lam. Mới đầu chỉ luyện với từng câu. Câu này nghe hay rồi mới chuyển sang câu khác.

Trước kia người viết đã từng bị công ty bắt luyện nói câu „thank you“ tới tận 1 tuần. Cách luyện vô cùng đơn giản: cầm cái gối, khi bắt đầu nói „thank you“ thì ném cái gối sang người đối diện. Chính vì luyện tập như vậy mà người viết hiện nay nói câu „thank you“ nghe rất chân thành, và làm mủi lòng bất cứ ai nghe được nó. :D

Bài viết bạn có thể thích:

Bài 48: Thể giả định II trong tiếng Đức

Chúng ta đã sử dụng giả định II ngay từ những bài học tiếng Đức đầu tiên. Hôm nay hãy cùng nhau tìm hiểu kĩ về nó trong bài này nhé.

Tiếng Đức cho người mới bắt đầu

„Tiếng Đức cho người mới bắt đầu“ là vấn đề được rất nhiều bạn đọc quan tâm. Vậy để bắt đầu học tiếng Đức chúng ta cần những điều gì nhất?

Mẫu câu tiếng Đức theo chủ đề gia đình và con cái

Chủ đề Familie und Kinder là một trong những chủ đề quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Nó cũng là một trong những chủ đề mà đi thi bạn thường gặp phải.

Mẫu câu tiếng Đức theo chủ đề thời tiết

Mẫu câu tiếng Đức theo chủ đề thời tiết gồm các từ vựng và mẫu câu quan trọng giúp bạn làm chủ kì thi nói tiếng Đức trình độ A1, A2.

Bài 39: Động từ bất qui tắc tiếng Đức chia theo trình độ

173 động từ bất qui tắc tiếng Đức thường dùng, được thể hiện ở bốn dạng: nguyên thể, hiện tại, quá khứ, phân từ, giúp chia chuẩn 14 thì tiếng Đức.

Học tiếng Đức siêu nhàn với bộ thẻ từ vựng 1000 từ tiếng Đức A2 - Sản phẩm độc quyền của CLB Tiếng Đức Việt Đức

Nếu bạn đã biết và yêu thích tiếng Đức, thì bạn không thể bỏ qua bộ thẻ từ vựng 1000 từ tiếng Đức A2 tại CLB Tiếng Đức Việt Đức.

Bài 7: Động từ sein trong tiếng Đức

Khi bắt đầu học tiếng Đức, hẳn ai trong chúng ta cũng được thầy cô giáo nói „sein“ là một trong những động từ quan trọng bậc nhất trong tiếng Đức.

Các cách nói cám ơn trong tiếng Đức

Nếu bạn đang học tiếng Đức hoặc có dịp giao tiếp với người Đức, bạn sẽ cần biết cách nói cám ơn trong tiếng Đức một cách lịch sự và chuẩn xác.

Bài 14: Những lỗi phát âm tiếng Đức người Việt hay mắc phải

Có một số lỗi phát âm tiếng Đức mà người Việt rất hay mắc. Bạn có mắc lỗi nào không? Đọc xem mình mắc bao nhiêu lỗi rồi sửa ngay nhé.

Bạn thấy bài viết này hữu ích không?

Giáo trình tiếng Đức dễ hiểu

Giáo trình tiếng Đức đơn giản hiệu quả. Cuốn sách không thể thiếu đối với học viên tiếng Đức!
Giáo trình tiếng Đức đơn giản hiệu quả. Cuốn sách không thể thiếu đối với học viên tiếng Đức!

👉 Giáo trình tiếng Đức - Cuốn sách tiếng Đức không thể thiếu đối với học viên tiếng Đức

👉 Đặt mua ngay để nhận được ưu đãi: https://tiengduc.org/dat-mua-giao-trinh-tieng-duc/

5 4 đánh giá
Bình chọn bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Có thể bạn đã bỏ qua

CLB Tiếng Đức Việt Đức
0
Rất thích ý kiến của bạn. Hãy để lại ý kiến bạn nhé.x